Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị

Chăm sóc con 12/08/2019 13:00

Trẻ sơ sinh thường hay dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Đứng trước tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, phụ huynh cần có những kinh nghiệm, kiến thức nhằm giải quyết vấn đề để trẻ không bị những ảnh hưởng bất lợi.

Táo bón là hiện tượng đại tiện khó, khoảng cách giữa các lần đại tiện dài hơn bình thường. Táo bón có thể xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ em.

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị - Ảnh 1

Táo bón hiện nay không còn là vấn đề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Mặc dù táo bón là hiện tượng khá phổ biến xảy ra với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên phụ huynh cũng cần có những hiểu biết căn bản để nhận biết tình trạng này ở con. Thực tế, táo bón ở trẻ sơ sinh tương đối dễ nhận biết. Thế nhưng, đôi lúc cha mẹ lại thường có kết luận vội vàng khi trẻ mới chỉ có một trong những dấu hiệu của táo bón. Để xác định trẻ sơ sinh bị táo bón cần dựa vào các dấu hiệu sau đây:

- Trẻ quấy khóc và lười ăn: Nếu như tự nhiên thấy trẻ quấy khóc vô cớ, biếng ăn hoặc có những biểu hiện nhăn nhó, khó chịu thì có thể bé đã bị táo bón. Nguyên nhân là vì khi trẻ ăn, thức ăn không được hấp thụ, đào thải mà còn có nguy cơ hấp thụ trở lại. Vì thế, trẻ sẽ có cảm giác đầy bụng, khó chịu, ngủ không được sâu giấc và không muốn ăn.

- Trẻ đi ngoài ít hơn bình thường: theo như thông thường, nếu được bú sữa mẹ thì trẻ sơ sinh từ 8-12 tháng sẽ đi vệ sinh trung bình khoảng 1-2 lần/ngày. Số lần đi ngoài sẽ giảm đối với những bé đã sử dụng sữa ngoài. Trong trường hợp theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn thường lệ (1-2 ngày mới đi một lần), phân vón cục, rắn và phải dùng sức để đẩy phân ra hết sức khó khăn thì chứng tỏ trẻ đã bị táo bón.

- Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu: Nếu sờ bụng trẻ thấy phình to và cứng thì rất có thể bé bị khó tiêu và đầy bụng - cũng là dấu hiệu của táo bón.

- Tình trạng phân: khi trẻ bị táo bón, phân thường vón cục, cứng, sẫm màu, có hình viên nhỏ như phân dê hoặc phân thỏ.

Những hiểu lầm về táo bón ở trẻ sơ sinh

- Mặc dù tần suất đi tiêu giảm là dấu hiệu để xác định táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, điều này chỉ thường xảy ra đúng với những trẻ từ 2-6 tuần tuổi, đặc biệt với những trẻ chỉ bú sữa mẹ. Rất có thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên có thể tiêu hóa và hấp thụ hầu hết các dưỡng chất từ sữa mẹ nên tần suất đi tiêu của trẻ giảm. Trong trường hợp trẻ vẫn tăng cân đều, không quấy khóc, không căng thẳng thì không thể khẳng định trẻ bị táo bón.

- Không phải lúc nào thấy trẻ bị căng thẳng khi đi đại tiện thì là trẻ bị táo bón. Trẻ sơ sinh từ 4-6 tuần tuổi thường hay rên rỉ và căng thẳng khi đi tiêu vì trẻ đang bắt đầu nhận thức được cơ thể mình. Hiện tượng này chỉ trở nên bất thường, đáng lưu ý khi trẻ căng thẳng kèm quấy khóc.

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị - Ảnh 2

Có một số nhầm lẫn về táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ. Có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như sau:

- Do chế độ ăn uống của mẹ: vì đa phần trẻ sơ sinh vẫn đang trong thời kỳ bú mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ hành hưởng đến tình trạng bệnh lý của bé. Trẻ sẽ dễ bị táo bón nếu như người mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm, ăn uống thiếu dinh dưỡng và chế độ ăn ngủ không hợp lý.

- Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài: khả năng trẻ sẽ bị táo bón nếu như:

+ Bé dùng sữa ngoài quá sớm: Trẻ sơ sinh có dạ dày phát triển chưa hoàn thiện, khó hấp thụ nhiều chất trong sữa.

+ Sữa không được pha đúng công thức: điều này cũng sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa.

- Do bệnh lý: ngoài những nguyên nhân nêu trên, nhiều khi việc trẻ bị táo bón còn do bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể bé. Đó có thể là tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dạng dị tật bẩm sinh như: đại tràng phình to, suy giáp trạng...

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

Khi trẻ bị táo bón, phụ huynh cần chú ý thực hiện theo các cách sau đây:

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ: đây là biện pháp đạt được hiệu quả lâu dài để phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

+ Đối với trẻ đang bú sữa mẹ: Người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ quả tươi sẽ cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn sữa chua thường xuyên để tốt cho lợi khuẩn cho đường ruột. Bên cạnh đó thì nên cho trẻ ăn kết hợp với thực phẩm nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé.

+ Đối với trẻ đang ăn dặm: cho trẻ ăn nhiều món ăn giàu chất xơ, khoáng chất và uống nhiều nước. Sử dụng nước ép hoa quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bé.

- Chọn sữa chống táo bón cho trẻ:

Trong một vài trường hợp, sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc mẹ không đủ sữa cho bé bú thì cha mẹ có thể tham khảo cách chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh bị táo bón như sau:

+ Sữa phải chứa đường dễ tiêu hóa: ưu tiên chọn các loại sữa có hàm lượng đường vừa phải, là loại dễ tiêu hóa như đường Lactose.

+ Sữa có hệ chất xơ Galacto- Oligosaccharides (GOS) và lợi khuẩn Probiotic (FOS).

+ Các sản phẩm sữa non: đây là loại sữa nên được lựa chọn dành cho trẻ bị táo bón. Vì trong sữa non có rất nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

+ Sữa chua: nên chọn những loại sữa chua ít béo, chứa nhiều Probiotic cho trẻ sử dụng.

- Massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

Khi tiến hành massage, nên để bé ở trần, nằm ngửa và chân hướng về phía mẹ. Mẹ nên sử dụng dầu massage để giúp bàn tay di chuyển trơn tru hơn và tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Nếu muốn massage thì cần đợi ít nhất 1 giờ sau khi trẻ ăn xong.

+ Massage bụng: Để ngón trỏ và ngón giữa vào vị trí gần rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ. Sau đó, xoay vòng xung quanh rốn rồi mở rộng dần vòng tròn đến khi ngón tay gần với hông phải của bé. Di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Động tác này có tác dụng đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột.

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị - Ảnh 3

Massage bắt đầu từ rốn và xoa rộng ra xung quanh

+ Massage theo kiểu “I love you”: đầu tiên, đặt tay bên phải rốn của trẻ, vuốt dọc xuống tạo thành hình chữ “I”. Sau đó, đặt tay trên rốn một chút, vuốt từ trái sang phải, kéo dọc xuống thành hình chữ “L”. Cuối cùng, đặt tay phía bên phải rồi vuốt thành hình vòng cung trên bụng bé, tạo thành chữ “U”. Cần lưu ý là trái hay phải phụ thuộc vào chiều của người mẹ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị - Ảnh 4

Các bước tiến hành massage theo kiểu I love you

+ Massage ngón tay: dùng ngón tay cái, day đều dọc theo ngón tay trỏ của trẻ bắt đầu ở góc giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Thao tác lặp đi lặp lại khoảng 200 lần.

Massage tay giúp chống táo bón ở trẻ sơ sinh

+ Động tác đạp xe: nắm lấy phần hai cổ chân bé, di chuyển như động tác đạp xe đạp. Hành động này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, trẻ đi tiêu sẽ được dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách chữa trị - Ảnh 5

Động tác đạp xe rất đơn giản để thực hiện

+ Co duỗi gối: dùng tay nắm lấy hai cổ chân (hoặc ống quyển) rồi đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ nguyên trong vòng vài giây. Sau đó kéo chân bé duỗi ra nhẹ nhàng. Có thể lặp lại động tác này vài lần sẽ có tác dụng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng đầy hơi, hoạt động của ruột sẽ tốt hơn.

Cách thực hiện co duỗi gối cho be

- Ngâm hậu môn bằng nước ấm: ngâm hậu môn trẻ vào nước ấm từ 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút để kích thích cơ vòng hậu môn, rất hữu ích cho những bé bị táo bón.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp sẽ được coi là tình trạng bệnh lý, bao gồm:

+ Nếu trong những ngày đầu đời, trẻ không đi ngoài ra phân su và có vấn đề đại tiện từ khi mới sinh thì ít đi đại tiện có thể là dấu hiệu của bệnh Hirschsprung's. Đây là căn bệnh không phổ biến và tình trạng táo bón của bệnh này thường xuất hiện vào cuối tháng đầu tiên khi sinh.

+ Trong 1 tháng đầu đời, trẻ rất ít đi đại tiện thì có thể là do không đủ sữa để bú. Thông thường, trường hợp này sẽ kèm theo các dấu hiệu như bé sụt cân hoặc gần như không tăng cân. Điều đó chứng tỏ trẻ không phát triển khỏe mạnh hoặc có thể gặp một số vấn đề sức khỏe khác.

+ Khi đã áp dụng các phương pháp tại gia mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn kéo dài lâu ngày mà không rõ nguyên nhân.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

4 thực phẩm giúp bé tiêu hóa tốt, hết ngay táo bón: Mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

Khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu sẽ khiến trẻ ăn không ngon miệng quấy khóc. Mẹ hãy thử bổ sung vào bữa ăn của trẻ 4 loại thực phẩm dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT