Khi con bị tay chân miệng, bé càng đau càng dễ biến chứng - cha mẹ đừng chủ quan kẻo con mất mạng

Chăm sóc con 15/10/2018 13:00

Nếu con bị tay chân miệng, thấy bé càng đau càng nghĩa là sẽ càng dễ biến chứng - cha mẹ đừng chủ quan kẻo con mất mạng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.

Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi con bị tay chân miệng, bé càng đau càng dễ biến chứng - cha mẹ đừng chủ quan kẻo con mất mạng - Ảnh 1

Dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi con bị tay chân miệng

Để tránh bé bị kích thích đau, bà con nên để bé nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh nhiều tiếng động mạnh, không cho ăn những món quá nóng (làm bé phỏng miệng), vị chua (làm miệng bé rát), vị cay (làm miệng bé đau).

Khi bé khóc phải vỗ về, an ủi, không la rầy, nhất là không được cạo gió, cắt lể, rơ miệng... làm bé bị đau thì bệnh của bé dễ bị biến chứng hơn. Hãy cho trẻ được ăn những món mà bé thích.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, thức ăn thật mềm, chế biến dưới dạng chất lỏng mềm như súp, nước ép, cháo, mì…

Chỉ cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để tránh thức ăn nóng chạm vào vết thương trong miệng khiến trẻ bị đau, chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa chỉ nên cho trẻ ăn vừa no, không ép con ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ sợ ăn, quấy khóc.

Trong quá trình cho con ăn, cha mẹ hãy bảo vệ bé khỏi những đụng chạm vào vết loét nơi đầu lưỡi bằng cách chọn các loại muỗng không có cạnh sắc để dễ đút. Bổ sung thêm sữa bột, sữa chua, nước trái cây ngọt, bột dinh dưỡng.

Chăm sóc trẻ bệnh sởi đúng cách tại nhà

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong.

TIN MỚI NHẤT