Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi vô cùng quan trọng, bạn đã biết chưa?

Chăm sóc con 15/10/2019 15:57

Trong hơn 9 tháng được ấp ủ trong tử cung của mẹ, bé ra đời với sự hoan hỉ, háo hức. Cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi để sự khởi đầu đã là hoàn hảo!

Háo hức suốt hơn 9 tháng, cuối cùng cũng được chạm vào thiên thần nhỏ, với bố mẹ đó là cảm xúc không dễ gì đong đếm được. Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản vì bé mới chào đời còn bố mẹ thì không ít bỡ ngỡ. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, thời điểm thử thách của cả bé và các bạn!

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-1
Thiên thần nhỏ chào đời với bao háo hức, mong chờ - Ảnh minh họa: Internet

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời

Sau khi sinh, nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, thì dù sanh thường hay sanh mổ cũng sẽ được tạo điều kiện để bé được về bên mẹ sớm nhất. Chào đời, ra khỏi môi trường thân thuộc suốt 9 tháng, lúc này cả ba mẹ và cả bé bắt đầu tìm hiểu và liên kết với nhau. Việc chăm sóc bé các bậc phụ huynh sẽ phải hoàn toàn chủ động. Nếu không có gì bất thường thì không cần đến sự hỗ trợ của các y bác sĩ. Giai đoạn này bé bỡ ngỡ ở môi trường mới, ánh sáng, tiếng ồn…

Các điểm lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời

Giữ ấm cho bé và cho bé cảm giác an toàn

Bé không tránh khỏi sự bất an, hoảng loạn khi ra đời, khi đụng chạm với một môi trường hoàn toàn mới. Trong suốt thai kỳ nằm trong bụng mẹ, trẻ có một môi trường với nhiệt độ lý tưởng. Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi, và tâm lý trẻ rất bối rối. Chính vì vậy vấn đề da tiếp da ngay sau sinh là vô cùng quan trọng. Khi da tiếp da được với mẹ, nghe nhịp tim quen thuộc, sự yêu thương vỗ về sẽ làm bé bớt hoảng loạn và thích nghi tốt hơn. Không những thế việc này còn làm phụ nữ sau sanh an tâm, sữa sớm về và gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Trẻ cần được giữ ấm đều đặn ở nhiệt độ phù hợp theo sự tư vấn dặn dò của các bác sĩ (nhiệt độ phòng phù hợp từ 26 - 28 độ C). Sau khi vệ sinh cơ thể, bé cần được lau khô người, ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nhận sự vỗ về, chở che của mẹ, của gia đình.

Cho con bú mẹ

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh cần được da tiếp da và bú sữa mẹ sớm nhất có thể. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé nâng cao hệ miễn dịch đầu đời, là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá. Đồng thời, khi được bú mẹ, được gần mẹ không chỉ khiến bé qua cơn đói, cảm giác mút bẩm sinh được bú mẹ cũng giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm hơn rất nhiều. Trong suốt 72 giờ đầu sau sanh, sữa mẹ trong giai đoạn này phần lớn đều là sữa non. Sữa non chứa những chất miễn dịch quan trọng và có tác dụng nhuận tràng nhẹ giúp làm sạch ruột bé, đồng thời cũng có lượng protein và chất béo hoàn toàn phù hợp cho những bé.

- Dạ Dày của trẻ mới sinh rất nhỏ, chỉ chứa được 5 - 7ml cho một cữ bú. Trong 24 giờ đầu tiên, cứ 2 - 3 tiếng, mẹ có thể cho bé bú 1 lần.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-2
Lượng ăn trong những ngày đầu đời của bé - Ảnh minh họa: Internet

- Dù là ngồi hay cho bé bú nằm các mẹ cũng nên cho bé bú đúng khớp ngậm để bé bú hiệu quả, được ăn no, sữa mẹ không bị tắc, căng tức.

Bế bé đúng cách

- Bế bé cũng là điều các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và thực hành. Vì bé mới sinh còn rất nhỏ và yếu ớt, mẹ nên hết sức cẩn thận khi bế trẻ. Chú ý dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ phần mông và cố gắng ôm sát bé vào lòng. Âu yếm và vuốt ve sẽ giúp tạo sự kết nối giữa mẹ và bé tốt hơn, đồng thời cũng giúp kích thích các giác quan phát triển.

- Nếu đặt bé nằm, mẹ lưu ý không sử dụng đệm quá mềm hoặc quá cứng, không dùng gối đầu quá cao, tất cả những điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của trẻ.

- Không nên rung lắc trẻ, đưa võng, đưa nôi, đu đưa quá mạnh.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Khi bé được 1 tuần tuổi là bé đã có một sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ ở trong bụng mẹ. Toàn bộ cơ thể, hệ Hô Hấp, Tuần Hoàn, Bài Tiết… đã hoạt động độc lập chứ không còn phụ thuộc qua cuống Rốn với mẹ. Bé đã bắt đầu tập làm quen với ba mẹ, với môi trường xung quanh. Các cữ ăn cũng dần ổn định. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có những điểm cần đặc biệt chú ý so với các giai đoạn khác.

Các điểm lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Chăm sóc Rốn cho trẻ

Một tuần là thời điểm hầu hết các bé bắt đầu rụng cuống rốn, có bé còn rụng khá sớm, từ ngay trong tuần. Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, mẹ luôn hãy giữ cuống Rốn khô, sạch và để nó tự rụng, không tác động hay cố ý để làm cuống Rốn rụng. Vệ sinh cuống Rốn mỗi khi tắm xong cho trẻ, không nên quấn tã, bỉm đè lên cuống Rốn. Hạn chế tối đa việc bị nhúng nước hoặc dính nước tiểu vào Rốn, vì rất dễ bị viêm.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-3
Để Rốn khô và tự rụng, giữ vệ sinh sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh cho bé

Bạn bắt đầu thành thục trong quá trình tắm bé, đây cũng là giây phút thư giãn, gắn kết của bạn và bé. Hãy thật nhẹ nhàng, từ tốn và thoải mái trong quá trình tắm cho trẻ. Nếu tay bạn run, hoặc chưa tự tin bạn có thể nhờ các công cụ hỗ trợ như ghế tắm, thau tắm chuyên dụng cho trẻ…

Chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ

- Da trẻ mới khi sinh ra được 1 tuần rất mỏng, yếu và thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Các bậc phụ huynh nên yên tâm và không cần hoảng loạn. Thường thì da trẻ vàng vào ngày thứ 2 sau khi sinh và đến thứ 4 thì vàng giảm bớt, cũng có tình trạng kéo dài đến hơn 2 tuần. Lúc này lớp da ở trẻ bắt đầu thay đổi, phát triển để giúp trẻ giữ nhiệt, thích nghi với môi trường mới và bảo vệ trẻ.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-4
Vàng da sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

- Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Vì thế ngày đầu thường rất nhẹ nhàng và không cần kì cọ tắm quá sạch cho bé. Nhưng từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Nên từ ngày này trở đi bé nên được vệ sinh sạch sẽ và đều đặn để bé được thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon.

Chăm sóc bé sơ sinh tại nhà

Sau sanh thường thì khoảng 3 -5 ngày là gia đình được đưa sản phụ và bé về nhà. Bắt đầu từ lúc này các bậc phụ huynh toàn quyền chủ động chăm sóc con theo phong cách phù hợp của mỗi gia đình. Có thêm một thành viên mới là cả một quá trình trước đó gia đình được chuẩn bị tâm lý, không gian, vật dụng… Bé cũng đang dần thích nghi, làm quen và vô cùng háo hức với môi trường mới. Vậy phải làm sao để quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thuận lợi, hiệu quả và hành trình gắn kết tình cảm được tiến triển tốt đẹp nhất, điều này không phải ai cũng có thể hoàn thiện hết được.

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

Giấc ngủ và thiết lập thói quen ngủ tốt cho trẻ

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-5
Bé lớn lên trong khi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

- Giấc ngủ là vô cùng quan trọng của trẻ sơ sinh, vì trẻ sơ sinh lớn lên trong khi ngủ. Trong những tháng đầu đời, các bé ngủ nhiều từ 16 đến 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng không liên tục mà ngắt quãng bởi những lần thức dậy để bú. Nhưng nếu em bé của bạn ngủ nhiều hơn ba tiếng mỗi giấc, bạn cũng không cần phải lo lắng mà đánh thức bé dậy. Các chuyên gia cho rằng một em bé sinh đủ tháng, khỏe mạnh thì không cần phải được đánh thức để cho bú, vì giấc ngủ sâu và dài quan trọng hơn nhiều so với việc ăn thêm một chút sữa. Từ 3 tháng tuổi, khi dạ dày bé đã lớn hơn và chứa được nhiều thức ăn hơn, các cữ ăn ổn định hơn sẽ làm giấc ngủ của bé cũng sẽ dài hơn.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-6
Thời gian ngủ phù hợp cho bé - Ảnh minh họa: Internet

- Bé mới sinh không ý thức được giờ giấc. Chính vì vậy, bé có thể thức vào ban đêm rồi ngủ vào ban ngày. Trong vài tuần đầu tiên, rất khó để mẹ có thể thay đổi thói quen này của bé. Nhưng bạn có thể tìm hiểu, khuyến khích thiết lập thói quen ngủ tốt của bé để bé bắt đầu sinh hoạt khoa học và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Cho bú

Việc bú của bé cũng phức tạp không kém với mẹ. Trung bình mỗi bé cần được cho bú từ 8 – 12 lần mỗi ngày, số lượng mỗi cữ bú tùy theo số ngày tuổi của bé, và ngày tuổi càng lớn các cữ bú sẽ giãn ra. Các bà mẹ nên cho con bú bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đầu tiên của cơn đói, biểu hiện rõ nhất là trẻ lần tìm núm vú của mẹ. Tránh để bé khóc lớn đòi bú, vì lúc đó bé đã quá đói rồi. Trong mấy ngày đầu thời gian bú mẹ bé được gia tiếp da, được bồng ẵm sẽ làm bé thoải mái hơn rất nhiều. Mẹ cần luôn cho trẻ bú đúng khớp ngậm để bữa ăn hiệu quả.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-7
Bú đúng khớp ngậm giúp trẻ được bú no, hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Lựa chọn loại tã phù hợp

Bỉm và tã phù hợp sẽ làm bé thoải mái, không gây hăm hay bất cứ vấn đề nào về da. Bố mẹ nên theo dõi và lựa chọn loại sản phẩm phù hợp.

Vệ sinh và chăm sóc Rốn cho trẻ

Giữ vệ sinh trong quá trình chăm sóc Rốn để Rốn tự rụng là việc quan trọng trong những tuần đầu đời của trẻ. Luôn luôn giữ Rốn được khô ráo, tránh va chạm và bị làm ướt, vệ sinh bằng tăm bông. Da của bé trong giai đoạn sơ sinh rất mỏng manh, nên quá trình vệ sinh, lựa chọn khăn, quần áo khi tiếp xúc với da của bé cũng là một lưu ý mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Dùng nước muối loãng để nhỏ mắt và vệ sinh mũi cho bé thoải mái trong tầm nhìn và việc hô hấp thông thoáng.

Massage da

Massage giúp kích thích các giác quan, tạo cảm giác thoải mái, thời gian thư giãn và gắn kết dành cho bé yêu và cho cả bạn. Hãy lựa chọn loại dầu phù hợp, massage nhẹ nhàng khắp cơ thể, điều này không chỉ giúp lưu thông máu, giữ ẩm, mà còn có chức năng kháng khuẩn, ngủ ngon cho bé. Thời điểm massage thích hợp nhất là sau khi tắm.

cham-soc-tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-8
Massage cho trẻ giúp lưu thông máu, ngủ ngon, ăn ngon - Ảnh minh họa: Internet

Chúc bạn và bé hưởng thụ khoảng thời gian bắt đầu nhiều mới lạ, có bỡ ngỡ nhưng cũng vô cùng hạnh phúc này!

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, không đơn giản như bạn nghĩ!

Hiểu biết về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh ngay trong những ngày đầu sẽ giúp bạn tự tin chăm sóc con và tránh nhiễm trùng trong những ngày tháng mới lọt lòng.

TIN MỚI NHẤT