Từng sai phạm dự án mở rộng nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, tại sao Bộ GTVT vẫn chọn ACV?

Thị trường 28/03/2019 06:00

ACV đã từng sai phạm tại dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – CHK Tân Sơn Nhất khi bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt. Nghiêm trọng nhất là dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường HCC 25R – CHK Tân Sơn Nhất thiết kế BVTC chưa phù hợp với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Điều này khiến dư luận lo ngại việc Bộ GTVT chọn ACV tiếp tục mở rộng Tân Sơn Nhất sẽ tái diễn sai phạm.

Như Dân Việt đã thông tin, Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất theo phương án của ADP-I nhưng Bộ GTVT vẫn chậm trễ thực hiện.

Đáng chú ý, Bộ GTVT tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, đề xuất 4 hình thức đầu tư nhà ga này gồm: Giao cho ACV - Người khai thác cảng làm chủ đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp; Sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thành lập tổ chức kinh tế để đầu tư; Đầu tư xây dựng theo hình thức PPP.

ACV từng sai phạm khi mở rộng nhà ga quốc tế T2 – CHK Tân Sơn Nhất

Việc Bộ GTVT trình Chính phủ giao cho ACV thực hiện mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Bởi, trước đó Văn phòng Chính Phủ đã từng 2 lần thông báo kết luận của Thủ tướng và Phó thủ tướng lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất mà tư vấn Pháp ADP-I Engineering đề xuất.

Từng sai phạm dự án mở rộng nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, tại sao Bộ GTVT vẫn chọn ACV? - Ảnh 1

CHK Tân Sơn Nhất đang trong tình trạng quá tải.

Xin nhắc lại, trong quá khứ ACV đã từng bị Thanh tra Bộ GTVT chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm trong huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn do ACV quản lý.

Đáng lo ngại hơn, Thanh tra Chính Phủ cũng đã từng có kết luận thanh tra chỉ ra sai phạm của ACV về việc chấp hành chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu Tổng công ty này.

Theo tài liệu của Dân Việt, tại kết luận thanh tra của bộ GTVT số 5045/KL-BGTVT do Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký nêu rõ: Theo ACV báo cáo, giai đoạn từ tháng 3.2012 đến tháng 12.2016, đã đầu tư xây dựng 85 dự án với tổng mức đầu tư các dự án là hơn 42.140 tỷ đồng.

Trong đó, giá trị đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước là 1.420,9 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ là 4.221,7 tỷ đồng; vốn ODA là 12.443,13 tỷ đồng; vốn ACV là 24.074,7 tỷ đồng.

Sau khi tiến hành thanh tra, rà soát 85 dự án trên, thanh tra bộ GTVT cho rằng: “Việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn đầu tư do ACV quản lý còn nhiều bất cập. Giai đoạn 2011 – 2016, kế hoạch vốn chưa sát với thực tế nên có dự án giá trị giải ngân lớn hơn kế hoạch vốn; cũng có dự án giá trị giải ngân thấp hơn kế hoạch; có 1 dự án có kế hoạch vốn nhưng chưa thực hiện giải ngân.

Đáng lưu ý, tại dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt. Cùng với đó, ACV đã để xảy ra nhiều tồn tại khi khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt dự án.

Từng sai phạm dự án mở rộng nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, tại sao Bộ GTVT vẫn chọn ACV? - Ảnh 2

Kết luận của Thanh tra Bộ GTVT.

Cũng tại kết luận của Thanh tra Bộ GTVT, chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chưa cao, chưa sát với thực tế nên trong quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế, bổ sung hạng mục, khối lượng phát sinh, thay đổi vật liệu, điều chỉnh đơn giá, thiết bị,...

Thiết kế kỹ thuật thiếu chi tiết gây khó khăn cho việc kiểm soát khối lượng, chất lượng. Thiết kế kỹ thuật thay đổi so với thiết kế cơ sở nhưng chưa tiến hành điều chỉnh TKCS theo quy định. ACV tính sau đơn giá, tính trùng chi phí, biện pháp thi công chưa đúng

Nghiêm trọng nhất là dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường HCC 25R – CHK Tân Sơn Nhất thiết kế BVTC chưa phù hợp với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, chưa thực hiện đúng quy định tại mục C, Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12.2.2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Ngoài ra, một số dự án được quy hoạch thiếu tầm nhìn nên vừa mới đầu tư xây dựng xong đã phải nâng cấp mở rộng như dự án kéo dài, nâng cấp đường CHC, đường lăn và sân đậu cảng hàng không Pleiku.

Hồ sơ tiêu chuẩn Anh, Mỹ nhưng ACV xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, tại một số dự án được phê duyệt đầu tư khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về hồ sơ, về báo cáo đánh giá tác động môi trường, ý kiến thoả thuận của các cơ quan như: PCCC, cấp điện, cấp thoát nước, cảng vụ… điển hình như dự án mở rộng nhà ga Phú Quốc, dự án nhà ga hành khách cảng hàng không Vinh…

Từng sai phạm dự án mở rộng nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, tại sao Bộ GTVT vẫn chọn ACV? - Ảnh 3

Bộ GTVT đang trình Chính phủ Giao cho ACV làm chủ đầu tư mở rộng Tân Sơn Nhất.

 \\

Đặc biệt, thiết kế kỹ thuật thiếu chi tiết gây khó khăn cho việc kiểm soát khối lượng, chất lượng. Cùng với đó là thiết kết kỹ thuật thay đổi so với thiết kế cơ sở nhưng chưa tiến hành điều chỉnh thiết kế cơ sở theo quy định, việc tính sai đơn giá, tính trùng chi phí, biện pháp thi công chưa đúng.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra hàng loạt vấn đề khác, trong quá trình thi công, nghiệm thu chủ đầu tư đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam (Dự án mở rộng nhà ga hành khách Phú Quốc, Vinh…) để phù hợp với điều kiện thi công xây lắp tại Việt Nam trong khi hồ sơ mời thầu theo chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng tiêu chuẩn Anh, Mỹ là chưa phù hợp...

Chính những sai phạm nghiêm trọng của ACV trong quá khứ đã từng được Thanh tra Bộ GTVT nhưng Bộ GTVT vẫn muốn chọn ACV thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất càng khiến cho dư luận lo ngại.

Nếu ACV được chọn làm chủ đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư xây dựng dự án mở rộng Tân Sơn Nhất, thì liệu có tái diễn những sai phạm không? Ai có thể đảm bảo rằng, ACV sẽ thi xây dựng theo đúng thiết kế, chất lượng công trình được đảm bảo?

Choáng với ngôi nhà xa xỉ dát vàng khắp nơi

Vàng không chỉ được sử dụng để trang trí trong phòng khách, phòng ngủ mà thậm chí còn xuất hiện trong phòng bếp, nhà tắm và cả những bản lề cửa.

TIN MỚI NHẤT