Người ăn nhanh và người ăn chậm, ai khỏe mạnh, sống lâu hơn?

Sức khỏe 12/09/2023 08:23

Theo nhiều nghiên cứu, tốc độ ăn uống nhanh hay chậm có tác động đến nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, bệnh dạ dày,...

Nhai thức ăn quá nhanh dễ mắc bệnh béo phì, rút ngắn tuổi thọ‏

‏Tuổi thọ không thể dự đoán chính xác tuyệt đối vì nhiều yếu tố khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu mắc một số bệnh như béo phì, bệnh tim, ung thư,... khả năng cao tuổi thọ của bạn sẽ bị rút ngắn, đặc biệt là bệnh béo phì. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo: Đến năm 2030, khoảng 41% dân số thế giới sẽ mắc chứng thừa cân.‏

‏Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng LB Nga cảnh báo bệnh béo phì mức độ nhẹ giảm trung bình 3 đến 5 năm tuổi thọ của con người; còn nếu ở mức độ nặng, con người sẽ mất đi 15 năm sống. Thừa cân béo phì dẫn đến nhiều bệnh lý khác như thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh tim mạch, tiểu đường, suy giảm trí nhớ, bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.‏

‏Chế độ ăn uống đóng vai trò ngăn ngừa nguy cơ béo phì, đẩy lùi nguy cơ tử vong do căn bệnh nà. Và tốc độ ăn có tác động lớn đến việc một người có mắc béo phì hay không. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, với đối tượng nghiên cứu là người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, chỉ số BMI 25 trở lên cho thấy ăn chậm sẽ ức chế sự phát triển của bệnh béo phì. 

Người ăn nhanh và người ăn chậm, ai khỏe mạnh, sống lâu hơn? - Ảnh 1
‏Ảnh minh họa

Ngoài tốc độ nhai, các thói quen sinh hoạt của nhóm tình nguyện viên như ăn tối, ăn vặt sau bữa tối, bỏ bữa sáng, tần suất sử dụng chất kích thích và ngủ đủ giấc cũng được xem xét để đưa đến kết luận cuối cùng.‏

‏Những người ăn chậm và ăn với tốc độ bình thường sẽ ít có khả năng bị béo phì hơn những người ăn nhanh. Ăn chậm còn giúp giảm chỉ số BMI và số đo vòng eo. Các nhà nghiên cứu kết luận biện pháp can thiệp nhằm giảm tốc độ ăn uống có hiệu quả trong việc ngăn ngừa căn bệnh béo phì nguy hiểm và giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan, từ đó kéo dài tuổi thọ.‏

‏Ăn nhanh kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác‏

‏Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Brian St. Pierre cho biết ăn quá nhanh thường dẫn đến việc ăn nhiều hơn mức cần thiết, dẫn đến tiêu hóa kém và mất kiểm soát thói quen ăn uống. Tốc độ ăn quá nhanh có thể gây trào ngược dạ dày thực quản với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm, loét thực quản, hẹp thực quản…‏

‏Theo Science Daily, những người nhai quá nhanh thức ăn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao gấp 2,5 lần so với người nhai chậm. Nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân ở Hàn Quốc còn cho thấy dấu hiệu viêm dạ dày ăn mòn ở những người cho biết họ có thói quen ăn nhanh.‏

‏Một nghiên cứu của ĐH Hiroshima (Nhật Bản) phát hiện ra những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (hội chứng bao gồm một nhóm các yếu tố tập hợp trên một người bệnh là tình trạng béo bụng, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, kháng insulin) cao hơn 11,6% so với nhóm ăn chậm.

Người ăn nhanh và người ăn chậm, ai khỏe mạnh, sống lâu hơn? - Ảnh 2
‏Ảnh minh họa

‏Chuyên gia St. Pierre chỉ ra thời gian lý tưởng cho một bữa ăn là 20-30 phút, nên nhai kỹ để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng, kiểm soát được cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Mọi người có thể giảm 10% lượng calo nạp vào khi nhai thức ăn 40 lần so với việc chỉ nhai 15 lần.‏

‏Nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh cũng chỉ ra rằng ăn một chế độ cân bằng, lành mạnh nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá và sữa, một lượng vừa phải thịt cùng dầu ô liu thay cho chất béo bão hòa giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh trong thời gian dài. Chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải và hoạt động thể dục thể thao 150 phút/tuần được khuyến khích để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo Express

Thường xuyên ăn đồ mang đi sẽ rút ngắn tuổi thọ

Xu hướng đặt đồ ăn qua app đang trở nên phổ biến, nhất là với người trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đồ mang đi lâu ngày sẽ rút ngắn tuổi thọ.

TIN MỚI NHẤT