Một sao nam nổi tiếng qua đời vì bệnh đột quỵ khi đang ăn sáng: Chuyên gia cảnh báo

Sức khỏe 06/05/2023 13:22

Thông tin về nam diễn viên qua đời khiến nhiều người xót xa. Được biết, khi đang ăn sáng tại nhà, ông bất ngờ lên cơn đột quỵ và đã không qua khỏi.

Dù đã được hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện, nam diễn viên không qua khỏi. Ridzuan trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện lúc 13h57p ngày 4/5. Được biết, nam diễn viên có tiền sử bệnh tim trong ba năm qua.

Thông tin nam diễn viên qua đời gây chấn động ngành điện ảnh và truyền hình ở Malaysia. Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện cùng nhiều bạn bè, khán giả đã chia buồn với gia đình anh cũng rất đau xót trước sự ra đi đột ngột và mong nam diễn viên được an nghỉ.

Một sao nam nổi tiếng qua đời vì bệnh đột quỵ khi đang ăn sáng: Chuyên gia cảnh báo - Ảnh 1
Nam diễn viên Ridzuan Hashim (trái) - Ảnh: Người đưa tin.

Ridzuan Hashim là một nam diễn viên nổi tiếng người Malaysia. Tin Ridzuan qua đời gây chấn động ngành điện ảnh và truyền hình ở Malaysia. Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia. Nam nghệ sĩ kết hôn với nữ diễn viên Didie Alias vào năm 1991 và có năm người con. Vào năm 2002 cặp đôi quyết định "đường ai nấy đi".

Theo bà Didie Alias - vợ cũ của Ridzuan, thi thể nam diễn viên được khâm liệm tại Bệnh viện Kuala Lumpur (HKL) và được chôn cất tại quận Hulu Langat.

Một sao nam nổi tiếng qua đời vì bệnh đột quỵ khi đang ăn sáng: Chuyên gia cảnh báo - Ảnh 2

Ridzuan Hashim sinh năm 1961, từng góp mặt trong bộ phim đình đám KL Gangster và hàng loạt các bộ phim khác như: Antara dua hati, Hati bukan kristal, 1957: Hati Malaya,... Ảnh: Internet

Hiện nay, căn bệnh đột quỵ vẫn là nỗi ám ảnh hàng đầu, khiến nhiều người lo lắng. Theo thông tin từ Báo Sức khỏe & Đời sống, gần đây có rất nhiều vụ việc đột quỵ xảy ra và không qua khỏi như trường hợp nam diễn viên Malaysia trên.

Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người trẻ.

Có người bị đột quỵ khi đang đi máy bay, đang làm việc, hay đang chơi thể thao. Nếu không được can thiệp kịp thời, di chứng của đột quỵ để lại nặng nề, khiến người bệnh tàn phế, liệt, nằm trên giường bệnh.Theo đó, độ tuổi trung bình bị đột quỵ là khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ. 

Một sao nam nổi tiếng qua đời vì bệnh đột quỵ khi đang ăn sáng: Chuyên gia cảnh báo - Ảnh 3
Cần lưu ý các chiệu trứng đột quỵ để ứng phó kịp thời khi gặp - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống. 

Các chuyên gia ước tính có 2 triệu tế bào thần kinh bị phá hủy mỗi phút trong quá trình hình thành nhồi máu não. Vì thế, sự trợ giúp y tế càng bị trì hoãn lâu, số lượng tế bào bị ảnh hưởng càng nhiều và nguy cơ tử vong càng tăng. Về lâu dài, nạn nhân còn có thể bị di chứng chức năng đáng kể, đôi khi không thể phục hồi. 

Lưu ý, vẫn cần gọi cấp cứu kể cả khi các triệu chứng có xu hướng thoái lui hoặc biến mất. Bởi vì khả năng cao trong trường hợp này, người bệnh bị thiếu máu não thoáng qua (TIA), 10 đến 20% bệnh nhân TIA bị đột quỵ trong những tháng tiếp theo.

Sau đó cẩn thận đặt người bệnh nằm xuống cùng với một chiếc gối dưới đầu trong khi chờ đội ngũ y tế đến. Lưu ý không cho bệnh nhân ăn uống, và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, hãy ghi nhớ thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, thu thập các đơn thuốc và kết quả xét nghiệm máu cuối cùng của người bệnh để cung cấp cho bác sĩ.

 Các chuyên gia cũng cho biết thêm về chiệu trứng đột quỵ để người dân phòng tránh:

- Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiêu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

4 dấu hiệu sớm nhất của cơn đau tim có thể xuất hiện trước đó hàng tuần

Nhiều bệnh nhân đã từng trải qua cơn đau tim cho biết họ có các triệu chứng tương tự nhau và có 4 triệu chứng xuất hiện trước đó hàng tuần.

TIN MỚI NHẤT