Mắc COVID-19 không triệu chứng vẫn khổ sở vì ho kéo dài, nguyên nhân do đâu?

Sức khỏe 14/01/2022 10:34

Hiện nay tình trạng người dân mắc Covid-19 không triệu chứng trở nên phổ biến nhưng đáng lo ngại sau khi khỏi bệnh vẫn khổ sở vì ho kéo dài, cả đêm không thể ngủ phải ngồi thở. Chuyên gia chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục.

Một số bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính SARS-CoV-2, đã phải khổ sở theo dõi và tự điều trị, nhưng suốt 2 tháng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Mỗi ngày đều bị ho, thậm chí ho khan từng cơn vào ban đêm, ngứa cổ họng muốn ho nhưng không ho được làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cho bệnh nhân suy nhược cơ thể và hầu như không thể tập trung trong công việc.

Mắc COVID-19 không triệu chứng vẫn khổ sở vì ho kéo dài, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1

Còn có những trường hợp sau khi điều trị khỏi COVID-19 và tự theo dõi tại nhà sau 15 ngày thì xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, ho nhiều kèm khó thở. Cơn ho ám ảnh người bệnh đến nỗi cứ nghĩ đến gội đầu là sợ hãi.

Mắc COVID-19 không triệu chứng vẫn khổ sở vì ho kéo dài, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 2

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cho biết, ho sau mắc COVID-19 giống ho sau bị cảm hoặc nhiễm các virus hô hấp.

Dẫn tin từ Sức khỏe và Đời sống, BS Trương Hữu Khanh cho biết về nguyên nhân gây ho sau khi khỏi COVID-19. Cụ thể, theo BS Khanh có 4 nhóm. Thứ 1: Sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus); Thứ 2: Người có cơ địa dị ứng/hoặc bị suyễn; Thứ 3: Người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm; Thứ 4 là có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng…. gây ho.

BS Khanh cho biết thêm những bệnh nền khiến người sau khi mắc COVID-19 dễ bị ho kéo dài đó là những người có cơ địa dị ứng (bị kích thích ho khi bị), bị suyễn, trào ngược, sống trong môi trường nhiều khói bụi dễ bị ho.

Mắc COVID-19 không triệu chứng vẫn khổ sở vì ho kéo dài, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 3

Theo BS Khanh, không có sự khác biệt trong di chứng ho kéo dài sau mắc COVID-19 có khác với việc nhiễm các virus khác. Có nhiều “dạng” ho khác nhau, có thể bị ho túc tắc, ngứa họng, cũng có thể bị ho sặc sụa. Nhiều người bị ho sau khi nói chuyện nhiều, cười nhiều; hít không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều… Có người sau khi ăn no cũng ho, hít phải mùi lạ, thay đổi tư thế, thậm chí, cơn ho khiến họ thức giấc ban đêm.

Để ứng phó với ho sau khỏi COVID-19, người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hay không (như viêm phổi, lao phổi), hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn… hay đích thị là ho hậu COVID-19.

Một số biện pháp giảm cơn ho, BS Khanh khuyến cáo có thể làm giảm cơn ho bằng cách:

– Tập thở: thở bụng có chú ý, hít vào bụng phình, thở ra bụng xẹp mỗi đợt 3-4 nhịp

– Nuốt và ngậm miệng

– Hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho

– Uống từng ngụm nước ấm. Ngậm kẹo

– Tránh để khô họng, uống đủ nước.

– Uống thuốc ho.

BS Khanh thông tin thêm những trường hợp mắc COVID-19 nặng sẽ có dấu vết sẹo hay dãy xơ trên phổi và những vết xơ này sẽ làm bệnh nhân khó chịu, ngột thở, không có sức khi vận động mạnh hoặc đeo khẩu trang liên tục. Vì thế tập thở là phương pháp hiệu quả nhất.

Mặc dù những triệu chứng do hậu Covid - 19 để lại khiến cho mọi người bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống và công việc. Nhưng hiện nay ngoài cách chúng ta tự học cách thích nghi và ứng phó thì không còn cách nào khác. Trước và sau khi nhiễm Covid - 19 mỗi người cần phải tẩm bổ cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để cơ thể có đầy đủ sức đề kháng.

Ảnh minh họa: internet

Trẻ nhỏ và hội chứng hậu COVID-19: Không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với 'Long Covid'

Sau khi khỏi Covid-19, trẻ nhỏ có thể gặp phải một số di chứng kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, thiếu tập trung.

TIN MỚI NHẤT