Lo lắng bệnh dại khi vào hè: Phòng thế nào, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh?

Sức khỏe 24/05/2022 15:27

Bệnh dại được coi là loại bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 100% khi phát bệnh, trở thành nỗi lo lắng của nhiều người khi vào hè. Vì thế cần biết cách phòng và xử lý sớm bệnh dại để tránh hậu quả đau lòng.

Bệnh dại gây chết nhiều người chỉ sau dịch Covid-19

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải được điều trị dự phòng bằng vaccine dại. Khoảng 60.000 - 70.000 người chết vì căn bệnh này, chủ yếu được báo cáo ở các nước thuộc vùng nhiệt đới.

Tại các nước Đông Nam Á, số liệu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho thấy, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước thuộc khu vực, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết tỉnh/thành phố. Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại năm 2017 - 2021, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, giai đoạn 2017 - 2021, cả nước ghi nhận 378 người tử vong vì bệnh dại tại 52/63 tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 - 2016 (438 người tử vong tại 48/63 tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có 88 người tử vong).

Cũng theo thống kê trong 5 năm qua, cả nước đã có trên 2,5 triệu người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng, tăng 561.840 (28%) trường hợp so với giai đoạn 2012 - 2016 (có gần 2 triệu người người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng).

“Tỷ lệ tử vong bệnh dại trên là rất cao, cứ mắc bệnh là 100% tử vong. Tại Việt Nam hiện nay, bệnh dại vẫn là bệnh truyền nhiễm gây chết nhiều người nhất, chỉ đứng sau dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ.

Lo lắng bệnh dại khi vào hè: Phòng thế nào, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh? - Ảnh 1
 Tỷ lệ tử vong bệnh dại trên là rất cao, cứ mắc bệnh là 100% tử vong (Ảnh minh họa)

Bệnh dại phát triển trong cơ thể như thế nào?

Bác sĩ Trần Huyền Trâm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết, sau khi chó dại cắn, virus dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh nằm ngoài não hoặc tủy sống) phát triển thành bệnh dại.

Virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12-24 mm mỗi ngày.

Biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật.

Đặc thù của bệnh dại là thời gian ủ bệnh dài và phát hiện bệnh muộn tùy tình trạng vết cắn, thường sau vài tuần, có khi hàng năm, như bệnh nhân này phát dại sau hai năm. Khi đó, vết thương do chó cắn đã liền sẹo, thậm chí nhiều người đã quên mất từng bị chó cắn.

"Người bị nhiễm bệnh sẽ có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi virus bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể kéo dài tới 1 năm", bác sĩ Trâm chia sẻ.

Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bệnh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị bệnh dại.

Lo lắng bệnh dại khi vào hè: Phòng thế nào, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh? - Ảnh 2
  Virus dại thường xâm nhập cơ thể người qua các vết cắn của động vật (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi nghi ngờ bị bệnh dại?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi nghi ngờ bị bệnh dại, bệnh nhân và người nhà cần chú ý thực hiện 4 giải pháp sau:

Xử lý vết thương sau khi bị cắn

- Vết thương cần được rửa và rửa ngay lập tức với xà phòng và nước trong 10 phút 15 phút. Nếu xà phòng không có sẵn thì xả nước. Đây là việc làm giúp sơ cứu hiệu quả nhất nguy cơ bị bệnh dại.

- Vết thương cần được làm sạch hoàn toàn với 70% rượu/ethanol hoặc povidone-iodine (nếu có).

- Càng sớm càng tốt, đưa người bệnh đến cơ sở chăm sóc sức khỏe để tiếp tục điều trị.

- Những điều nên tránh: Áp dụng chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép thực vật, axit hoặc kiềm. Băng vết thương bằng gạc vết thương.

Theo dõi động vật gây ra vết thương

- Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian bị bệnh - cho đến khi chết - thay đổi từ 1 đến 7 ngày.

- Bệnh dại chó được đặc trưng bởi những thay đổi so với bình thường của nó hành vi, chẳng hạn như:

+ Cắn mà không có bất kỳ sự khiêu khích.

+ Ăn các vật bất thường như gậy, móng tay,...

+ Chạy không có mục đích rõ ràng.

+ Thay đổi âm thanh, ví dụ: khàn khàn và gầm gừ hoặc không có khả năng phát ra âm thanh.

+ Tiết nước bọt hoặc tạo bọt quá mức ở các góc miệng.

Lo lắng bệnh dại khi vào hè: Phòng thế nào, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh? - Ảnh 3
  Vết thương cần được làm sạch hoàn toàn (Ảnh minh họa)

Theo dõi các dấu hiệu của bệnh trên cơ thể người

Theo các bác sĩ, việc làm này giúp chuẩn bị tốt nhất các biện pháp dự phòng bệnh, các biểu hiện thường gặp trước khi phát bệnh bao gồm:

- Đau hoặc ngứa tại vị trí vết thương bị cắn (trong 80% trường hợp)

- Sốt, khó chịu, đau đầu kéo dài trong 2 - 4 ngày

- Chứng sợ nước

- Không dung nạp tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí

- Sợ cái chết sắp xảy ra

- Tức giận, khó chịu và trầm cảm

- Ở giai đoạn sau, chỉ nhìn thấy kích thích co thắt ở cổ và cổ họng

Tiêm vacxin phòng bệnh dại (PEP)

Dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay động vật khác cắn bị bệnh dại hoặc nghi ngờ bị nhiễm bệnh dại. PEP được yêu cầu trong các điều kiện sau:

- Nếu vết cắn đã làm vỡ da và vết thương là sự chảy máu.

- Nếu màng nhầy tiếp xúc với nước bọt từ một động vật nghi ngờ.

- Nếu con vật đã cắn ai đó,...

Các bác sĩ khuyến cáo, tiêm phòng dại cho thú nuôi là cách phòng ngừa bệnh dại lây truyền sang người. Những gia đình nuôi thú nuôi cần tiêm phòng cho chó ở 6 - 8 tuần tuổi và tiêm phòng cho mèo ở 8 tuần tuổi hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Liệu thuốc ngủ có đáng sợ không? Có nên phụ thuộc vào thuốc khi mất ngủ không hay không?

Những người không thể ngủ ngon vào ban đêm thường tìm đến sự giúp đỡ của 'thuốc ngủ'.

TIN MỚI NHẤT