Từ A đến Z thông tin cần nắm về bệnh gút và cách điều trị bệnh hiệu quả

Sống khỏe 02/08/2019 10:46

Để tránh những biến chứng kinh hoàng do bệnh gút gây ra, bạn cần nắm rõ về bệnh và biết cách kiểm soát bệnh tốt.

1. Bệnh gút là gì?

Gút (bệnh gout) hay còn được gọi là thống phong là một trong những dạng viêm khớp. Đây là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. 

Nguyên nhân bị bệnh gút là do tích tụ axit uric với nồng độ cao trong máu và vượt ngưỡng cho phép. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành những tinh thể urat giống như hình kim, sắc nhọn, gây viêm, sưng đau ở khớp và các mô xung quanh. Đây chính là cơn gút cấp.

Khi các axit này lắng đọng trong khớp lâu ngày sẽ gây hình thành những tinh thể urat dễ  gây ra bệnh. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị viêm, sưng đau ở khớp và các mô xung quanh khi cơn gút gấp bùng phát. 

benh gut anh 1
Nguyên nhân bị bệnh gút là do tích tụ axit uric với nồng độ cao trong máu và vượt ngưỡng cho phép

Thời điểm bùng phát của cơn đau thường là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Vị trí hay gặp là khớp ngón chân cái (chiếm 70%). Các khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay, cổ tay… sẽ bị ảnh hưởng sau đây. Cơn đau hành hạ người bệnh khó chịu, stress đến “mất ăn, mất ngủ” trong thời gian dài, khiến việc đi lại và sinh hoạt khó khăn, thậm chí là chỉ cần chạm nhẹ đã đau dữ dội.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút là gì?

Những dấu hiệu của bệnh gút thường không xuất hiện ngay từ ban đầu. Khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính, các biểu hiện của bệnh mới xuất hiện rõ. Có thể kể đến một số triệu chứng chính sau đây:

- Các khớp đột ngột bị đau nhức dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm.

- Khi đụng vào vùng khớp thường có cảm giác nóng và đau nghiêm trọng.

- Khớp chuyển sang màu sưng đỏ.

- Vùng xung quanh khớp có cảm giác ấm lên.

Hầu hết, các triệu chứng bệnh sẽ đột ngột xuất hiện vào ban đêm. Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Đối với trường hợp nặng, có thể xảy ra cơn đau kéo dài trong vòng vài tuần.

benh gut anh 2
Các khớp đột ngột bị đau nhức dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm

Nếu bị gút từ 6–12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày thì đây là lúc bệnh đã khá nghiêm trọng. Cần kịp thời đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

3. Bệnh gút có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh chủ quan vì cơn gút cấp có thể lùi dần và hết trong vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu không điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, cơn đau tăng lên và gây tổn thương khớp. Trong đó biến dạng khớp vì gút là biến chứng nguy hiểm rất dễ mắc phải.

Hạt tophi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp biến dạng. Hạt có kích thước nhỏ (vài milimet) trong thời gian đầu, tuy có ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhưng không gây đau nhức.

Vị trí của hạt là nằm dưới da và thường xuất hiện tại xung quanh khớp hoặc sụn vành tai… Hạt tophi sẽ mọc nhanh, nhiều hơn nếu không kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức an toàn. Kích thước của hạt mỗi ngày một lớn dần, cố định.

Đặc biệt, có thể dẫn đến biến dạng khớp: bàn chân to như chân gấu, tay sưng to như quả chuối mắn, … Kéo dài tình trạng này sẽ khiến xương và sụn khớp bị phá hủy. Không những thế,  hạt tophi vỡ có thể gây loét, hoại tử và khó chữa lành. 

Hạt tophi có chứa axit uric. Khi hạt vỡ, lượng axit này sẽ hòa tan trở lại, đi vào máu và gây những cơn gút cấp tái phát liên tục. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và người bệnh có nguy cơ tàn phế. 

benh gut anh 3
Nếu không điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, cơn đau tăng lên và gây tổn thương khớp

Ngoài ra, gút còn gây ra những tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng mà người bệnh có thể đối mặt như tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận… 

4. Bệnh gút có chữa được không?

Hiện nay, độ tuổi mắc bệnh gút không còn giới hạn ở tuổi trung niên hay người già mà ngày càng trẻ hóa, thậm chí người trẻ dưới 30 tuổi cũng có thể bị “tấn công” và bị biến dạng khớp, mất vận động hoàn toàn.

Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính và có thể phòng tránh tái phát. Gút có thể lùi dần và hết trong vài ngày đến vài tuần. Dùng thuốc là cách khống chế bệnh cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Do đó, mỗi người cần biết cách đề phòng bệnh hiệu quả. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kiểm tra định kỳ nồng độ axit uric trong máu. Nếu có chỉ số axit uric cao hơn mức bình thường thì người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Dùng một số loại thuốc Tây y là cách để giảm axit uric trong máu, giảm sưng đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tiêu chảy, ảnh hưởng tới chức năng của thận… Do đó, cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng. 

benh gut anh 4
Bệnh gút là một căn bệnh mãn tính và có thể phòng tránh tái phát

5. Bệnh gút và cách điều trị hiệu quả

- Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút

Mặc dù bệnh gút là bệnh xương khớp với biểu hiện sưng đau khớp dữ dội, tuy nhiên gốc rễ nguyên nhân là do sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, dẫn tới tăng nồng độ axit uric trong máu. 

Chế độ ăn uống không khoa học, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin, uống ít nước… là những yếu tố phố biến gây tăng nồng độ axit uric trong máu. 

Vậy bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

benh gut anh 5
Không nên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purin, gây tăng nồng độ axit uric trong máu

Kiêng:

Không nên dùng các thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều nhân purin như:

– Thịt đỏ: Trong các loại thịt đỏ thường chứa nhiều  protein, không tốt cho sức khỏe người bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân nên kiêng các loại thịt động vật như thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê…

– Hải sản: Cá biển, tôm, sò, ốc… là những thực phẩm chứa nhiều purin nên người bệnh cần hạn chế ăn.

– Nội tạng động vật:  Phủ tạng, nội tạng động vật như tim, gan, lòng, thận… là những thức ăn người mắc gút cần hạn chế bổ sung. 

– Bệnh gút không nên ăn các loại trứng gia cầm như trứng vịt lộn, cút lộn …

– Những thực phẩm như măng, nấm, giá đỗ, bạc hà có thể gây tăng lượng axit uric trong cơ thể và tạo điều kiện tái phát cơn gút cấp.

– Tránh ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên nướng nhiều lần như như mỡ, da hay đồ ăn chiên xào, thực phẩm ăn liền như mì tôm hay pizza ...

- Không nên dùng một số loại hoa quả chua nhiều: cóc, chanh, xoài xanh… có thể  thúc đẩy quá nhanh quá trình axit uric vào tạo kết tủa urat bên trong ống thận.

Người mắc bệnh gút không nên uống gì?

– Không uống nước ngọt có gas.

 Không uống rượu, bia: Bia là nguồn cung cấp lượng purin lớn.  Rượu làm giảm bài tiết axit uric ở ống thận. Do đó, người bệnh cần hạn chế 2 loại đồ uống này. 

Mắc bệnh gút ăn gì tốt?

- Thực phẩm giàu chất xơ

Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của người mắc bệnh gút nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: sắn, dưa leo, các loại rau xanh, cà chua. Chất xơ giúp giảm sự hình thành của acid uric gây bệnh..

- Thức ăn chứa ít purin

Nên dùng các loại thực phẩm như: bơ, ngũ cốc, rau quả xanh, các loại hạt, trứng, sữa… Chúng giúp bệnh không bị trở nặng thêm.

Nên lựa chọn sữa và thực phẩm từ sữa loại ít chất béo. Uống khoảng 2 – 3 cốc sữa/ngày là cách giúp giảm được 45% nguy cơ bệnh trở nặng.

benh gut anh 6
Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kiểm tra định kỳ nồng độ axit uric trong máu

 - Uống nhiều nước

Uống nhiều nước mỗi ngày là cách đơn giản để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như đào thải lượng đạm thừa dễ dàng. Nên uống khoảng 3 lít nước/ngày. Nên tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm.

Bên cạnh đó, nên dùng nước khoáng không gas. Loại nước uống này giúp đào thải acid uric trong máu và hạn chế kết tủa urat trong ống thận hiệu quả.

- Một vài thắc mắc hay gặp trong thực đơn của người bệnh gút

1. Bệnh gút ăn được cá gì ?

Người mắc bệnh gút nên ăn loại cá nước ngọt, cá có thịt màu trắng, có chứa ít hàm lượng purin  như: cá rô, cá basa, cá diêu hồng chứa hàm lượng purin thấp từ 50 – 150 mg đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Không nên chiên rán mà nên chế biến bằng cách kho hoặc nấu canh hay luộc ăn cùng cơm. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa. Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh xa các loại cá có hàm lượng purin khá cao, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: cá trích, cá cơm, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ….

2. Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà có nhiều tác dụng tốt như: chất photpho trong thịt gà tăng cường sự phát triển của hệ xương khớp và phòng tránh nhiều bệnh. Chất selenium có trong thịt giúp ngăn ngừa quá trình kết tủa acid uric, giảm nồng độ acid uric trong máu…

Tuy nhiên, trong thịt gà khá giàu chất purin tác nhân  gây nên bệnh gút. Cần lưu ý kiểm soát lượng thịt gà ăn vào là khoảng 100g thịt gà mỗi ngày.

3. Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Thịt vịt chứa hàm lượng purin có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gout như sưng, đau, tấy,… Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 100g thịt vịt sẽ có 138mg purin được chuyển hóa thành acid uric. Do đó, đây là thực phẩm không tốt, người bệnh gout nên tránh. Bệnh nhân gout cấp tính hay mới bị gout thì nên hạn chế ăn trong ngưỡng cho phép...

4. Bệnh gút có được ăn trứng không?

Người mắc bệnh gút có thể sử dụng trứng gà trong bữa ăn hằng ngày. Trứng chứa hàm lượng cao protein tuy nhiên hàm lượng purin lại thấp. Bên cạnh đó, trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Có thể chế biến thành nhiều món như hấp, luộc tránh chiên rán.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng khoảng 1 quả trứng mỗi ngày  và chỉ nên sử dụng trứng gà. Cần tuyệt đối tránh trứng vịt lộn.

5. Bệnh gút nên ăn hoa quả gì?

Bổ sung các loại hoa quả có vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Người bị bệnh gút nên ăn những loại hoa quả gồm: Dưa hấu, quả dứa, dưa chuột, quả bưởi, quả Việt quất,...

- Chữa bệnh gút bằng thuốc nam

Bên cạnh chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt, nên  vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái. Đặc biệt, nên kết hợp các bài thuốc nam để hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài.

Công dụng chung của các bài thuốc Nam chữa bệnh Gout là:

- Giúp giải độc gan, bổ gan, thận và cải thiện chức năng thận tốt hơn.

- Phòng bệnh tái phát, tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng.

- Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Trong lá tía tô chứa hàm lượng cao các dưỡng chất: vitamin A, C giàu lượng Canxi, sắt. 

Dùng lá tía tô là cách đơn giản để chữa trị các cơn đau bệnh gout nhanh chóng bằng cách: Rửa sạch một nắm lá tía tô, cho vào với nước, đun đến khi sôi chắt lấy nước thuốc để uống.

benh gut anh 7
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Nước lá tía tô mang đến hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị gout nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng lá tía tô ăn cùng rau sống để hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau và giúp bạn phòng tránh những cơn đau do bệnh gout gây nên.

- Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa

Nguyên liệu gồm:

- 100g Lá trầu tươi

- 1 quả Dừa xiêm tươi

Cách thực hiện:

- Rửa sạch lá trầu, để ráo nước rồi thái thành miếng thật nhỏ

- Chặt quả dừa xiêm và lấy nước để riêng. Sau đó cho lá trầu vào trong quả dừa xiêm để ngâm và đậy kín nắp gáo dừa lại

- Sau khi ngâm lá trầu được 30 – 40 phút, bạn bỏ bã và uống hết hỗn hợp nước ở bên trong.

- Kiên trì dùng liên tục vòng 7 ngày sẽ giúp cơn đau do bệnh gút biến mất hoặc giảm đáng kể.

benh gut anh 8
Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa

Lưu ý: 

- Nên áp dụng bài thuốc này vào lúc buổi sáng mới ngủ dậy, trước khi ăn sáng. 

- Sau khi uống thuốc, bệnh nhân cũng không nên ăn sáng ngay mà hãy nên chờ cho nước dừa với tinh chất trầu không hấp thụ sâu vào trong cơ thể.

Bài viết trên vừa cung cấp đầy đủ những thông tin xoay quanh bệnh gút và cách chữa bệnh hiệu quả. Hi vọng bạn sẽ không còn phải ám ảnh với những cơn đau dữ dội, nhiều đêm mất ngủ và nỗi lo biến dạng khớp. 

3 căn bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng: 6 điều bạn nên làm ngay để không mang tật

Bệnh cơ xương khớp như đau cổ vai gáy, cột sống và đau vùng vai đã ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của dân văn phòng. Đây là lưu ý bạn nên biết sớm.

TIN MỚI NHẤT