Tìm hiểu những nguyên nhân trẻ cắn móng tay, cha mẹ cần để ý và ngăn ngừa

Nuôi dạy con 22/11/2022 08:09

Cắn móng tay là thói quen của trẻ nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đó lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vi chất. Vậy trẻ cắn móng tay thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời rõ nhất.

Do thiếu chất dinh dưỡng:

Thiếu hụt sắt

Sắt là đáp án đầu tiên của câu hỏi trẻ cắn móng tay thiếu chất gì? Theo các chuyên gia, ngoài nhiệm vụ tái tạo huyết sắc tố, cung cấp oxy cho tế bào, sắt còn là vi chất cần thiết giúp móng chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng sắc tố trong máu bị sụt giảm, móng sẽ trở nên giòn, khô, dễ gãy. Trường hợp nặng trẻ có thể bị móng hình thìa, gây khó khăn cho việc học tập và lao động. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt ngoài cắn móng tay còn có da xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, hay đổ mồ hôi.

Thiếu Canxi

Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì? Đáp án mẹ không nên bỏ qua chính là Canxi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên răng và móng. Việc thiếu Canxi sẽ khiến móng tay trở nên mềm yếu, dễ gãy, kích thích trẻ cắn hơn

Tìm hiểu những nguyên nhân trẻ cắn móng tay, cha mẹ cần để ý và ngăn ngừa - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Thiếu Vitamin D

Vitamin D cũng là đáp án của câu hỏi trẻ cắn móng tay thiếu chất gì. Lý do là bởi hoạt chất này có mối liên hệ mật thiết với Canxi. Thiếu vitamin D cơ thể sẽ giảm hấp thụ Canxi. Không chỉ thế nó còn gây ra tình trạng lấy ngược Canxi từ móng phục vụ các tế bào trong cơ thể. Lâu ngày khiến móng trở nên mềm yếu và biến dạng. Đó cũng là lý do vì sao trẻ thích cắn móng tay khi thiếu hoạt chất này.

Ngoài ra, việc thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ bị trầm cảm, cáu gắt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé vò đầu, bứt tóc, cắn móng tay,… Các dấu hiệu để nhận biết trẻ đang thiếu vitamin D gồm cơ thể mệt mỏi, hay trầm cảm, đau cơ, xương khớp yếu,…

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay sau:

Thời kỳ trẻ thích khám phá mọi thứ bằng miệng chưa hoàn toàn biến mất

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn dùng miệng khám phá thế giới bên ngoài và việc trẻ cắn móng tay giai đoạn này là điều không đáng lo ngại.

Một số trẻ dù bước vào thời kỳ ăn dặm nhưng vẫn còn có thói quen dùng miệng khi thích làm điều gì đó. Cắn móng tay là hành vi nhanh, tiện, khiến trẻ nhanh hài lòng nhất.

Muốn giải quyết tình trạng trẻ cắn móng tay ở giai đoạn này, cha mẹ nên giành nhiều thời gian hơn để tương tác với con cái, giúp trẻ sớm bỏ thói quen này.

Trẻ thấy khó chịu khi móng tay dài

Có một nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ cắn móng tay là chúng không thể chịu được cảm giác khi móng tay dài ra. Vì thế, chúng sẽ cắn móng tay để giảm bớt sự khó chịu này. Móng tay dài còn có thể cản trở hành động nắm hay vô tình cào vào tay mình hoặc bạn bè, khiến trẻ muốn cắn nó đi.

Cha mẹ cần kiểm tra móng tay của trẻ thường xuyên, nếu thấy dài thì nên giúp trẻ cắt móng tay kịp thời.

Trẻ bắt chước hành vi của người lớn

Đôi khi trẻ cắn móng tay là do chúng thấy người lớn thường xuyên làm hành động này nên bắt chước theo. Ví dụ, khi thấy cha mình cắn móng tay hàng ngày, trẻ sẽ cho rằng đây là hành vi bình thường nên vô thức làm theo.

Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, cách đơn giản nhất là cha mẹ cần chú ý hơn tới hành vi của mình. Khi cha mẹ phát hiện con mình có thói quen xấu nào, trước hết họ cần kiểm tra mình trước xem có ảnh hưởng tới con cái hay không. Cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho con cái noi theo.

Tìm hiểu những nguyên nhân trẻ cắn móng tay, cha mẹ cần để ý và ngăn ngừa - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Trẻ có vấn đề tâm lý

Nhiều người khi có bất ổn vì tâm lý, họ thường cắn móng tay, rung đùi... Đó là cách để họ giảm bớt sự căng thẳng và điều này cũng xảy ra với trẻ em.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có vấn đề tâm lý chính là thiếu cảm giác an toàn. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm tới con mình nhiều hơn, để chúng cảm nhận được sự an toàn và hạnh phúc.

Cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con cái nhiều hơn, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong học tập, cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ gặp thất bại chuyện gì đó, cha mẹ nên chú ý động viên để trẻ tự tin đối mặt với khó khăn.

Cách ngăn trẻ cắn móng tay

Cắt ngắn tối đaLuôn giữ bấm móng tay ở gần bạn để mỗi khi nhìn thấy móng tay dài là có thể xử lý luôn, thay vì đưa lên miệng. Kể cả khi nó chỉ là một đoạn siêu ngắn thì cũng cắt, đừng cắn. Khi móng tay đủ ngắn, bạn sẽ không thể cắn nó nữa.

Trang bị đồ bọc móng tay

Nhiều người rất khó kiềm chế thói quen cắn móng tay, dù ngắn hay dài. Trong trường hợp này, hãy tìm các bao tay để bịt ngón lại. Thay cho miếng bọc bằng vải, bạn hoàn toàn có thể dùng băng dính dán đầu ngón tay lại.

Tìm hiểu những nguyên nhân trẻ cắn móng tay, cha mẹ cần để ý và ngăn ngừa - Ảnh 3
 Ảnh minh họa

Khiến đôi tay bận rộn

Làm cho bản thân hay khiến cho đôi tay bận rộn hơn, bạn sẽ quên đi "nhu cầu" cắn móng tay. Còn làm gì thì vào sở thích của mỗi người để lựa chọn.

Có thể tạo ra những thứ mới mẻ bằng việc vẽ tranh, đan lát, thêu thùa hay đơn giản chỉ là lồng tay vào nhau và ngồi một chỗ; đút tay vào túi quần, chơi điện thoại hay bấm bút cũng được.

Khiến cái miệng bận rộn

Bản chất của thói quen xấu này là do buồn miệng. Chính vì vậy khi miệng bận rộn do phải nói hay phải ăn, tự nhiên ngón tay sẽ không bị biến thành nạn nhân.

Hãy bắt đầu nhai kẹo cao su, mang theo mình vài cái kẹo mút, kẹo bạc hà hay chai nước lọc. Bạn sẽ thấy thói quen cắn móng tay biến mất sau thời gian ngắn.

Dùng kem thoa tay

Đây là cách nhiều bạn nữ sử dụng khi muốn bỏ thói quen cắn móng tay. Kem dưỡng sẽ khiến bạn ngại đưa tay lên miệng vì biết rõ có mỹ phẩm. Hơn nữa, nếu duy trì thói quen này, bạn sẽ có một đôi tay thơm mềm mỗi ngày.

Sơn móng tay có vị đắng

Bạn có thể sử dụng sơn móng tay vị đắng để ngăn chặn việc cắn móng tay. Thị trường có loại sơn móng tay vị đắng nhưng không độc hại dùng riêng để chữa "căn bệnh" này.

Mang theo dũa móng tay

Nếu mang theo giũa móng tay bên mình, mỗi khi thấy móng tay bị dài hay thừa thiếu và chỉ muốn cắn nó, bạn có ngay dụng cụ xử lý. Cần đều đặn sử dụng cách này thay vì cắn, như một thói quen, bạn sẽ dần bỏ được tật cắn móng tay.

Dán giấy nhắc nhở bản thân

Nếu tất cả những biện pháp trên đều vô dụng, hãy hô to quyết tâm hay viết thật to yêu cầu không cắn móng tay ở mọi nơi bạn có thể thấy.

Bạn cũng nên đặt cả hình nền màn hình máy tính, màn hình điện thoại để đảm bảo thông điệp luôn đập vào mắt mình.

4 điều kiêng kỵ cha mẹ cần tránh khi đặt tên cho con 

Sinh con ra, bậc phụ huynh nào cũng muốn đặt cho con cái tên thật đẹp, mang nhiều ước mơ, hy vọng, Tuy vậy, dưới đây là một số điều kiêng kỵ khi cha mẹ đặt tên cho con để tránh điềm xui xẻo.

TIN MỚI NHẤT