Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn

Nuôi dạy con 12/03/2020 06:00

Trẻ sơ sinh thường có nhiều đờm gây khó khăn khi thở và ngủ không ngon giấc. Dưới đây là những cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn bằng phương pháp dân gian.

Nội dung bài viết

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian tưởng không hiệu quả mà hiệu quả không tưởng. Mẹ có thể dùng lá hẹ, tinh dầu hoặc những kỹ thuật thông đờm cho trẻ mà ông bà ta truyền lại. Những phương pháp này không hề gây ra tác dụng phụ mà còn dễ thực hiện tại nhà.

Cach tieu dom cho tre so sinh 1
Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm

Đờm là một loại chất nhầy mà cơ thể sản sinh nhằm ngăn cản sự tấn công của những loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Khi quá trình sản sinh và loại bỏ chất nhầy không còn giữ trạng thái cân bằng, khiến lượng chất nhầy tồn đọng lại nhiều ở cổ họng hoặc mũi tạo thành đờm. Do đó, đờm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ kể cả người lớn, không gây nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. 

Trong giai đoạn 1 năm đầu sau khi ra đời, cơ chế đào thải chất nhầy ở trẻ sơ sinh còn rất yếu. Do đó, trẻ thường bị đờm ở khoang mũi và cổ họng. Chất nhầy ứ đọng càng nhiều, càng khiến bé bị ngạt thở, khó thở, khò khè, gây ra phản xạ ho để đẩy đờm ra khỏi cơ thể.

Cach tieu dom cho tre so sinh 2
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ bị đờm - Ảnh minh họa: Internet

Đa số các bé sơ sinh ho có đờm, thở khò khè thường không phải do cúm hay cảm lạnh. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần đề phòng trường hợp bé bị mắc phải một số bệnh lý như: viêm tắc phế quản, trào ngược dạ dày thực quản,.... Vì trong giai đoạn đầu đời, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc bé dễ bị lây bệnh từ người lớn.

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Dưới đây là những phương pháp dân gian trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà từ những vị thuốc thiên nhiên cực kỳ lành tính và không gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây. 

Hút mũi cho bé

Người lớn có thể tự tống đờm ra khỏi cơ thể bằng việc hỉ mũi thật mạnh hoặc khạc nhổ. Còn trẻ sơ sinh lại cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ hoặc dụng cụ hút mũi. Đối với trẻ sơ sinh, hút mũi có thể khiến bé khó chịu. Do đó, mẹ đừng la mắng hay quát nạt trẻ khi bé có hành động phản đối. 

Cach tieu dom cho tre so sinh 3
Hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút mũi - Ảnh minh họa: Internet

Thay vì thế, bạn hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con và thực hiện các bước sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý chuyên dành cho trẻ em, có nồng độ muối loãng khoảng 0,9% để nhỏ vào mũi bé, giúp làm lỏng chất nhầy. Điều này khiến chất nhầy nhanh chóng được hút ra ngoài và bé đỡ rát mũi.
  • Cho bé nằm ngửa, kê đầu lên gối hoặc nằm nghiêng một bên. Mẹ dùng tay bóp nhẹ đầu của dụng cụ hút, đưa đầu hút nhẹ nhàng vào một bên mũi trẻ. Thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc mũi còn mỏng của trẻ.
  • Mẹ dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi phía còn lại của bé rồi từ từ thả tay bóp đầu dụng cụ ra. 
  • Đổi bên và thực hiện tương tự như trên.

Sau 5-10 phút, mẹ có thể hút lại mũi cho bé nếu bé vẫn còn khò khè. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá 4 lần trong một ngày vì có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, chất nhầy ứ đọng nhiều hơn.

Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh

  • Cho bé nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu ra phía trước hoặc bế trẻ. 
  • Vỗ từ vùng ngực và phổi của trẻ theo hướng từ dưới lên giúp đẩy đờm lên miệng và họng, hoặc ngang từ lưng trở lên.
Cach tieu dom cho tre so sinh 4
Vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet
  • Tay vòm lại tạo một khoảng trống để khi vỗ, trẻ không bị đau. 
  • Dùng lực cổ tay để khi vỗ tạo thành tiếng “bộp bộp” tựa như lồng ngực của trẻ đang rung lên theo nhịp. Nếu bạn làm đúng hướng dẫn, trẻ không những không đau mà còn cảm thấy thích thú. Không nên dùng lực cánh tay vỗ trẻ vì khiến bé bị đau.
  • Mỗi lần vỗ khoảng 10-15 phút. Sau khi vỗ xong, nếu trẻ ho nhiều hay nôn ra đờm, các mẹ hãy quan sát xem đờm có màu trắng, xanh hay vàng để báo với bác sĩ.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên thực hiện với trẻ ho có đờm, trừ trường hợp ho khan.

Cách thông đờm cho trẻ bằng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là chiết xuất của cây tràm gió được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm có mùi hương khá mạnh giúp làm tan chảy dịch nhầy và đờm có trong khí quản của bé, giúp bé hít thở thoải mái hơn.

Cach tieu dom cho tre so sinh 5
Dùng tinh dầu tràm thông đờm cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ có thể khuếch tán mùi hương của tinh dầu tràm hoặc nhỏ vào nước để tắm cho bé. Tuy nhiên, không nên để tinh dầu tràm tiếp xúc trực tiếp lên da vì có thể khiến da bé dị ứng, nổi đỏ.

Trị đờm cho trẻ bằng lá hẹ

Mẹ hãy lấy khoảng 5 nhánh hẹ rửa sạch, cắt thành khúc ngắn rồi trộn thêm 1 thìa cafe đường phèn, đem hấp cách thủy 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước và cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa nhỏ, ngày uống 3 lần. Trong 3-5 ngày, trẻ sẽ hết hoặc giảm đờm.

Cach tieu dom cho tre so sinh 6
Trị đờm cho trẻ bằng lá hẹ và đường phèn - Ảnh minh họa: Internet

Hy vọng với những kiến thức trên đây, bố mẹ có thể biết thêm cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn tại nhà. Chúc các bố mẹ chăm sóc bé yêu được khỏe mạnh!

5 mẹo đơn giản trị bé bị ho có đờm mẹ có thể áp dụng tại nhà

Làm sao chữa trị bệnh này nhanh nhất để trẻ không bị khó chịu? Mẹ có thể tham khảo nguyên nhân, triệu chứng và 5 mẹo đơn giản trị bé bị ho có đờm dưới đây.

TIN MỚI NHẤT