Cải tạo nhà truyền thống của người Mông với hơn 600 triệu, cặp vợ chồng sở hữu ngôi nhà 'như mơ', biệt phủ cũng không sánh kịp

Nhà đẹp 14/03/2021 05:07

Vì muốn có cuộc sống bình dị và an yên, cách đây 4 năm chị Minh Trang (1987) sống tại Hà Nội đã không ngại bỏ ra một số tiền lớn để mua lại căn nhà tại bản Tả Van của một ông chủ người dân tộc Mông. Đến bây giờ, chị vẫn không hối hận về quyết định này của mình.

Sa Pa được biết đến với cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, là nơi tọa lạc của “nóc nhà Đông Dương”. Không những thế sức, lôi cuốn từ văn hóa và con người nơi đây khiến bất kỳ ai khi đã đến đều không muốn rời đi.

Chị Minh Trang cũng thế, chị chia sẻ lần đầu tiên khi đến đây thì đã "yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên", cảm giác đó khiến chị muốn sống và gắn bó với nơi này. Chị và chồng đã bàn bạc và quyết định mua lại một căn nhà tại bản Tả Van - Sapa từ một người dân tộc Mông.

Chị bộc bạch: "Khi tới đây lần đầu tiên mình đã có cảm giác nó là nhà của mình, thực sự bình yên và thấy muốn ở lại. Vợ chồng mình đã gặp chủ nhà và chốt đúng sau 1 ngày 1 đêm để gắn bó với ngôi nhà nhỏ trong bản từ hôm đó. Tới giờ vẫn thấy quá hạnh phúc với quyết định này".

Cải tạo nhà truyền thống của người Mông với hơn 600 triệu, cặp vợ chồng sở hữu ngôi nhà 'như mơ', biệt phủ cũng không sánh kịp - Ảnh 1
 Căn nhà ở bản Tả Van khiến chị Minh Trang 'yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên'
can nha tai ban ta van 2
 Gia đình chị đã thích mê khi lần đầu tiên đặt chân đến đây
can nha tai ban ta van 3
 Con gái chị tên An và cũng là tên chị đặt cho ngôi nhà tại Sapa của mình

Căn nhà có diện tích 500m2 được vợ chồng anh chị mua lại từ người dân bản địa. Tuy nhiên, căn nhà gỗ khá cũ, được xây dựng theo lối sống và phong tục của người Mông nên mọi thứ đều phải được cải tạo và thiết kế lại. Do nhu cầu sinh hoạt của gia đình khá lớn, thế nên chị Trang đã lên kế hoạch thiết kế lại toàn bộ không gian và công năng của ngôi nhà. Với lợi thế từng học qua ngành thiết kế nội thất, chị Minh Trang dễ dàng cải tạo lại kiến trúc của căn nhà sao cho phù hợp với gia đình mình.

Căn nhà có 7 phòng ngủ riêng biệt, phòng khách rộng rãi, khu vệ sinh riêng biệt ở sân sau và cả một căn bếp ấm cúng... Chị chia sẻ: "Mình lên ý tưởng thiết kế đồ nội thất và thi công hết mọi thứ tại Hà Nội, vì thời điểm đó mình có 1 bé và không thể lên đó thường xuyên được. Sau khi hoàn tất thì mình cùng anh em thợ ở Hà Nội lên Sapa một chuyến (khoảng 1 tuần) để hoàn thiện ngôi nhà như hiện tại. Về thiết kế thì cây nhà lá vườn, thi công nội thất thì thời điểm đó sau khi hoàn thiện chi phí đầu tư sửa vào khoảng hơn 600 triệu đồng".

can nha tai ban ta van 4
 Căn nhà buổi tối khi được lên đèn, đẹp lung linh không khác gì homestay
can nha tai ban ta van 5
Góc bếp cổ được chị Minh Trang giữ lại của người Mông 
can nha tai ban ta van 6
 Sân sau có thể nhìn ra ruộng bậc thang của người dân trong bản
can nha tai ban ta van 7
  Khu vệ sinh riêng biệt, sạch sẽ
can nha tai ban ta van 8
Căn bếp mở thoáng đãng trong ngôi nhà 
can nha tai ban ta van 9
Phòng khách đậm chất miền núi từ bộ bàn ghế đến đồ vật trang trí 

Căn nhà được chị Minh Trang đặt cho cái tên là An An, chị chia sẻ một chữ An trong đó là tên con gái chị, chữ An còn lại chắc để nói đến sự "An yên" vốn có của nơi này.

Căn nhà đẹp và rộng đến mức nhiều cư dân mạng tưởng đây là một homestay do gia đình chị mở ra để kinh doanh. Nhưng không phải thế, nó chỉ được dùng để ở và nghỉ dưỡng của gia đình chị, hoặc thỉnh thoảng chị sẽ dùng căn nhà để hỗ trợ nơi ở cho những nhóm sinh viên của các trường đại học tại Hà Nội tới Sapa thực tập.

"Năm qua nhà mình cũng hỗ trợ những nhóm các bạn sinh viên của các trường đại học tại Hà Nội tới đây thực tập. Thực sự rất vui vì mọi người đều thấy thoải mái. Gia đình mình sẽ lên chơi bất kể khi nào rảnh như cuối tuần. Nghỉ hè là mình sẽ lập nhóm gia đình các bạn của con mình cùng lên.. cùng trải nghiệm mùa hè không ipad với các con, cho các con có trải nghiệm tắm suối... đi bắt cá suối.. sống cuộc sống tự nhiên như dân bản ở đây. Cực kỳ tuyệt vời" - chị Minh Trang chia sẻ.

can nha tai ban ta van 10
Cánh vật tại Sapa luôn khiến nhiều người say đắm 
can nha tai ban ta van 11
Người dân nơi đây vô cùng tốt bụng và dễ mến 
can nha tai ban ta van 12
Một góc cực 'chill' của căn nhà  
can nha tai ban ta van 13
Căn nhà luôn chào đón bạn bè và người thân trong gia đình đến nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào 
Cải tạo nhà truyền thống của người Mông với hơn 600 triệu, cặp vợ chồng sở hữu ngôi nhà 'như mơ', biệt phủ cũng không sánh kịp - Ảnh 14
 Chân dung cô chủ 'chốt đơn' căn nhà 500m2 tại Sapa sau 1 ngày 1 đêm suy nghĩ

Chị Minh Trang còn cho biết thêm, nếu bạn bè và người thân trong gia đình muốn, có thể lên chơi, nghỉ ngơi lại và được vợ chồng chị chào đón nồng nhiệt.

Ngoài cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ và lôi cuốn, điều khiến chị Minh Trang muốn gắn bó với nơi này chính là người dân trong bản: "Dân bản cực kỳ tốt bụng, thân thiện... họ yêu quý gia đình mình như những người thân người anh em của họ. Mỗi khi về bản gia đình mình được mọi người tới chơi, mời ăn cơm gia đình. Và cái mình cũng cảm thấy rất vui vì hỗ trợ được dân bản nơi đây. Mọi người có ốm đau hay khám bệnh gì mỗi khi cần lên Hà Nội, vợ chồng mình sẽ đều sẽ hỗ trợ nhiệt tình".

Căn nhà tại bản Tả Van của gia đình chị Minh Trang sau khi được đăng tải, đã thu hút nhiều cư dân mạng, nhiều người còn thốt lên "sống ở đây thích hơn ở biệt phủ rất nhiều".

Học ngay cách xây 'ngôi nhà phủ đầy hoa hồng' chỉ với 70 triệu đồng ngay tại Vũng Tàu, nhìn y như 'vườn cổ tích'

Gọi là homestay nhưng không hề có ý định cho thuê hoặc kinh doanh, anh Nguyễn Nam (35 tuổi) và chị Trần Nữ Ngọc Bích (30 tuổi) cho biết, chỉ xây dựng căn nhà hoa hồng này để ở và nghỉ ngơi mà thôi.

TIN MỚI NHẤT