Vụ 'Siro ăn ngon Hải Bé' của 'Gia đình Hải Sen': Phí sản xuất 40.000 đồng/gói, bán ra 160.000-200.000 đồng/gói

Đời sống 04/07/2025 10:32

Tại cơ quan công an, các đối tượng liên quan đến vụ việc cũng khai nhận, mỗi tháng thu lợi từ 300-400 triệu đồng từ việc kinh doanh hàng giả. Mỗi gói 'Siro ăn ngon Hải Bé' có chi phí sản xuất khoảng 40 nghìn đồng nhưng bán ra thị trường với giá gấp đôi.

Theo thông tin từ báo Dân trí, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Trần Đại Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Hải Bé và Lê Văn Hải (thành viên sáng lập), về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm.

Các kênh mạng xã hội do Lê Văn Hải làm chủ như TikTok "Gia đình Hải Sen" có hơn 2,6 triệu lượt theo dõi và trên Facebook với tên gọi "Hải Sen Vlog" có hơn 2,3 triệu lượt theo dõi.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok Shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” hơn 800.000 sản phẩm; trong đó mặt hàng “siro ăn ngon Hải Bé” đã bán trên 100.000 hộp.

Cơ quan Công an cho biết kết quả giám định đối với các chỉ tiêu chất lượng của “Siro ăn ngon Hải Bé” xác định các chất gồm vitamin A, Calci, vitamin C (chất chính tạo nên công dụng của sản phẩm) chỉ đạt dưới 70% so với công bố. Theo quy định tại Nghị định 98/2020 của Chính phủ thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe “siro ăn ngon Hải Bé” là hàng giả…

Như vậy, với giá bán lẻ ở mức 160.000-200.000 đồng/sản phẩm, ước tính chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" có thể đã thu về khoảng 16-20 tỷ đồng từ sản phẩm "siro ăn ngon Hải Bé". Trước đó, sản phẩm này là một trong số sản phẩm bán chạy trên các kênh mạng xã hội của Lê Văn Hải, chủ yếu được bán trên TikTok Shop, mạng xã hội Facebook, sàn thương mại điện tử Shopee...

Vụ 'Siro ăn ngon Hải Bé' của 'Gia đình Hải Sen': Phí sản xuất 40.000 đồng/gói, bán ra 160.000-200.000 đồng/gói - Ảnh 1
Hàng nghìn người tiêu dùng đã mua siro ăn ngon Hải Bé vì tin tưởng lời quảng cáo tốt cho sức khỏe - Ảnh: Báo Dân Trí

Theo thông tin từ VietNamNet, trung tá Đỗ Hải Lương - Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, do đơn vị sản xuất có chứng nhận đạt GMP tức là có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn nên tất cả các lô sản phẩm đều được đơn vị sản xuất tự kiểm nghiệm.

Tại cơ quan công an, các đối tượng liên quan đến vụ việc cũng khai nhận, mỗi tháng thu lợi từ 300-400 triệu đồng từ việc kinh doanh hàng giả. Mỗi gói "Siro ăn ngon Hải Bé" có chi phí sản xuất khoảng 40 nghìn đồng nhưng bán ra thị trường với giá gấp đôi.

Đối tượng Lê Văn Hải - Chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" cho biết: "Bản thân tin vào công ty nhiều quá, sau khi cơ quan chức năng kiểm định thì tôi mới biết và chủ động dừng lại. Tất cả do thiếu hiểu biết nên mới xảy ra tình trạng như vậy".

Cũng theo cơ quan điều tra, trong vụ việc còn có dấu hiệu trốn thuế khi doanh thu thực tế là hơn 100 tỷ đồng/ năm nhưng báo cáo thuế thường xuyên thua lỗ.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình về mở đợt cao điểm đấu tranh chống tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện chủ tài khoản mạng xã hội TikTok “Gia đình Hải Sen” của Lê Văn Hải ở thôn Thành Tây (xã Văn Phú, huyện Nho Quan cũ), là thành viên sáng lập của Công ty TNHH Hải Bé thường xuyên đăng tải các video bán các mặt hàng là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Siro ăn ngon Hải Bé”.

Tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Hải Bé do Trần Đại Phúc (35 tuổi, ở thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) là giám đốc, lực lượng công an phát hiện, thu giữ nhiều mặt hàng là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Vụ chủ kênh Tiktok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt: Người mua phải siro ăn ngon giả cần làm gì?

Theo kết quả giám định đối với các chỉ tiêu chất lượng của “Siro ăn ngon Hải Bé”, các chất gồm vitamin A, calci, vitamin C chỉ đạt dưới 70% so với công bố. Theo quy định tại Nghị định 98/2020 của Chính phủ thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Siro ăn ngon Hải Bé” là hàng giả…

TIN MỚI NHẤT