Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp đặc trưng văn hóa của người Việt

Đời sống 22/06/2023 14:44

Tết Đoan Ngọ tuy không nhộn nhịp như Tết Nguyên Đán nhưng lại có những nét đẹp riêng và được người dân coi trọng với phong tục văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm... rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vì sao lại như vậy? Và ý nghĩa của ngày Tết này là gì?

Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp đặc trưng văn hóa của người Việt - Ảnh 1
Một mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch, nó còn được gọi với cái tên là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp đặc trưng văn hóa của người Việt - Ảnh 2
Vào ngày này, người dân sẽ bày biện mâm cúng và tổ chức một số hoạt động theo truyền thống như đua thuyền. Vào những năm gần đây, các hoạt động này đang dần ít đi bởi dịch bệnh và ảnh hưởng của lối sống hiện đại.

Ở Việt Nam, dịp tết còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. 

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa để trừ trùng phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh, đặc biệt là cúng Đôi Truân - người được coi là thần bảo vệ cây trồng và chống lại sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp đặc trưng văn hóa của người Việt - Ảnh 3
Lễ cúng tết Đoan ngọ diễn ra từ 11h đến 13h ngày 5/5 âm lịch

Ngoài ra, ngày Tết Đoan Ngọ còn là dịp để sum họp gia đình, đoàn viên, quây quần bên nhau. Tại các làng quê, người dân rất coi trọng ngày này và đặc biệt chú trọng đến việc trang hoàng, chuẩn bị đồ cúng và món ăn cho lễ cúng. Trái cây là thứ đồ cúng không thể thiếu, đặc biệt là những loại trái cây đang đơm hoa kết trái vào mùa này như mít, xoài, đu đủ...

Tùy theo tập quán của từng địa phương, ngày Tết này còn có những món khác như bánh tráng nướng, chè, bánh tro, xôi... Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ và kính trọng tổ tiên, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đó là lý do vì sao, dù xa xôi đến đâu, con cháu vẫn cố gắng thu xếp để về quê sum họp trong dịp này.

Tết Đoan Ngọ - Nét đẹp đặc trưng văn hóa của người Việt - Ảnh 4
Người dân làm lễ cúng nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu

Mách nhỏ những điều kiêng kị tránh làm trong Tết Đoan Ngọ 2023 để gia đình luôn gặp may mắn, bình an

Ông bà xưa có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" thế nên ngày Tết Đoan Ngọ các gia đình cũng lưu ý những điều sau để tránh gặp xui xẻo.

TIN MỚI NHẤT