Trong số 45 công dân được tiếp nhận, phần lớn là thanh niên, đến từ nhiều tỉnh, thành như: TPHCM, Tây Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Gia Lai, Cà Mau...
- NÓNG: Bắt giữ nữ kế toán của đường dây lừa đảo do TikToker Mr Pips Phó Đức Nam cầm đầu
- Vụ đường dây lừa đảo 5.200 tỷ đồng: Vợ của Lê Khắc Ngọ (Mr Hunter) bị bắt khi chuẩn bị trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ
Theo thông tin từ VietNamNet, hôm nay (17/7), Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) cho hay, vừa phối hợp với Phòng nghiệp vụ Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng PA08, PA02 Công an tỉnh Tây Ninh tiếp nhận 45 công dân do Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và lực lượng chức năng Campuchia bàn giao.
Đây là các trường hợp được phía Campuchia xác định là “cư trú trái phép” và bị trục xuất, làm việc trong các khu lừa đảo trực tuyến. Trong số này có nhiều người thuộc diện bị cấm xuất cảnh và có các tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy, đánh bạc, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản.

Theo thông tin từ báo Dân trí, trong số 45 công dân được tiếp nhận, phần lớn là thanh niên, đến từ nhiều tỉnh, thành như: TPHCM, Tây Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Gia Lai, Cà Mau...
Theo lời khai, những người này xuất cảnh sang Campuchia qua các lời mời gọi trên mạng xã hội, quảng cáo việc nhẹ lương cao. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ bị đưa vào làm việc tại các khu vực gọi là “khu online”, thực chất là các tổ chức lừa đảo.
Công việc chủ yếu là sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng giả lập như: “App Tình Yêu”, “Shipper”, “Thương mại điện tử”, “Tài xỉu”, “Booking Khách sạn”, “Chứng khoán”... để tiếp cận, lừa đảo người dùng.
Một số người còn bị buộc giả danh cán bộ điện lực, thuế, an ninh mạng… để gọi điện lừa đảo các nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ có điều kiện kinh tế. Nếu không tuân theo hoặc không hoàn thành chỉ tiêu, họ bị đe dọa, đánh đập, tra tấn cả thể chất lẫn tinh thần.