ại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã kiểm tra và xác định người xuất hiện trong clip quảng cáo là kỹ thuật viên của bệnh viện, không phải bác sĩ như thông tin lan truyền.
- Danh sách dầu ăn, bột nêm, bột canh giả trong đường dây vừa bị triệt phá
- NÓNG: Phát hiện hai thực phẩm chức năng giả dành cho trẻ em
Theo thông tin từ VietNamNet: Trước đó, trên một số nền tảng mạng xã hội, một người mặc áo blouse được giới thiệu là Thạc sĩ, bác sĩ B.N.A, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đưa thông tin có nội dung quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng.
Trong video, Thạc sĩ, bác sĩ B.N.A. nói về dịch sởi với nội dung như: “Mở điện thoại, máy tính ra có rất nhiều thông tin về bệnh sởi làm cho cha mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt cha mẹ có con đang đi mẫu giáo. Sáng nay, mình cũng nhận được tin nhắn của một bạn hỏi dịch sởi đang bùng phát thế này làm thế nào để con không bị lây bệnh".
Theo người này, bệnh do virus gây ra chưa có bất kỳ thuốc điều trị đặc hiệu nào cho nên cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin và tăng cường hệ miễn dịch cho con. Hãy lưu ý bổ sung cho con ăn uống đầy đủ các chất vitamin, khoáng chất và ngủ đủ giấc.
Sau đó, khi nói về việc để phòng ngừa bệnh, Thạc sĩ, bác sĩ B.N.A. đã thay áo khác, không mặc áo blouse và giới thiệu đến các bà mẹ mua sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có tên S. rất phù hợp với trẻ đang đi mẫu giáo, là trẻ có hệ miễn dịch non yếu, rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, các ký sinh trùng…

Theo thông tin từ VnExpress: Trao đổi với VnExpress sáng 8/5, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã kiểm tra và xác định người xuất hiện trong clip quảng cáo là kỹ thuật viên của bệnh viện, không phải bác sĩ như thông tin lan truyền. Bệnh viện khẳng định "việc tự nhận là bác sĩ để quảng cáo sản phẩm là sai sự thật, gây hiểu nhầm và vi phạm quy định hiện hành". Đơn vị sẽ xử lý đối với cá nhân vi phạm, đồng thời rà soát, chấn chỉnh to
Bộ Y tế từng nhiều lần cảnh báo tình trạng bác sĩ, cán bộ ngành y và người nổi tiếng sử dụng mạng xã hội quảng cáo quá mức công dụng thực phẩm chức năng, biến chúng thành "thần dược". Một số người còn giả danh bác sĩ để quảng bá các sản phẩm kém chất lượng, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đều nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của y bác sĩ trong quảng cáo. Điều 197 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo.
Nhằm đảm bảo uy tín ngành y, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế nhắc nhở, quán triệt cán bộ tuyệt đối không tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng.
àn bộ cán bộ, nhân viên trong vấn đề quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, sản phẩm dinh dưỡng. Hội đồng kỷ luật yêu cầu kỹ thuật viên liên quan tường trình vụ việc.