Sau tốt nghiệp, Minh muốn tìm việc đúng chuyên ngành ở quê nhà Thanh Hóa. Minh cũng dự định học thêm về AI để tăng cơ hội nghề nghiệp.
- Thủ khoa toàn quốc khối A01: Học giỏi không cần dùng điện thoại, từng học 18 tiếng mỗi ngày
- Chân dung 5 thủ khoa đầu ra đạt điểm tuyệt đối 4/4 của các trường Đại học danh giá ở khu vực phía Bắc
Theo thông tin từ VietNamNet: Nguyễn Tất Minh (quê Triệu Sơn, Thanh Hóa) là cậu học trò từng được nhiều người biết tới với tình bạn đẹp trong câu chuyện “10 năm được bạn cõng tới trường”. Từ lúc lọt lòng, Minh bị dị tật, đôi chân và một tay co quắp, càng lớn càng teo lại. Thấy bạn không thể đi lại, Ngô Văn Hiếu đã tình nguyện “thay đôi chân”, cõng bạn đến trường suốt 10 năm.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Minh trúng tuyển ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội, còn Hiếu cũng trở thành sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Cũng kể từ đó, hai người bạn bắt đầu phải sống xa nhau.

Không còn được bạn thân đồng hành tới trường, Minh cho biết, em sớm phải học cách thích nghi và tự khắc phục khó khăn. Vào trường, Minh được sắp xếp cùng phòng ký túc xá với Quân – một người bạn mắc chứng xương thủy tinh, 12 năm được bố mẹ đưa đi học. Bốn người gồm hai sinh viên, hai phụ huynh được ban quản lý sắp xếp trong một căn phòng rộng hơn 25m2, cùng ăn uống, sinh hoạt giống như một gia đình.
Nhà trường khi biết hoàn cảnh của Minh đã cùng doanh nghiệp dành tặng em một chiếc xe lăn. Để thuận tiện cho việc đi lại, phòng của Minh cũng được bố trí ở tầng 1 với lối đi riêng được thiết kế độ dốc vừa phải, giúp xe lăn có thể lên được.
Đồng hành cùng Minh trong suốt 4 năm đại học còn có bố. Trong suốt 4 năm qua, bố em – ông Nguyễn Tất Mây cũng bỏ công việc ở quê để lên Hà Nội chăm con. Ban đầu, ông Mây xin làm công việc bơm nước cho ký túc xá trường. Sau này, ông trở thành bảo vệ của một quán cà phê gần ký túc xá để có thêm thu nhập, vừa tiện chăm sóc con.
Những ngày bố không thể đưa tới lớp, Minh tự đi xe lăn điện tới trường rồi nhờ các bạn cõng lên nếu học ở tầng cao. Cũng có hôm, các bạn học tới tận phòng để đưa em đi học. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, Minh có thể lên lớp học bình thường mà không nghỉ bất cứ buổi nào.
Dẫu vậy, nhớ lại quãng thời gian đầu khi mới vào đại học, môi trường khác hoàn toàn so với thời phổ thông, Minh cũng gặp nhiều khó khăn khi lượng kiến thức rộng, trong khi sinh viên phải tự học, tự tìm kiếm tài liệu.
Học kỳ đầu tiên, nhiều môn nam sinh đạt kết quả chưa tốt. Để giành được bằng loại giỏi khi ra trường, Minh dần thay đổi cách học. Em học kỹ từng phần và làm nhiều bài tập, sau đó tự tìm kiếm đề trên mạng để ôn luyện. Ngoài ra, Minh cũng học theo nhóm bạn trên thư viện, nhờ đó dần cải thiện điểm số qua các kỳ.

Theo thông tin từ VnExpress: Vì đặt mục tiêu lấy bằng giỏi, từ kỳ II, Minh trau dồi khả năng tự học. Nam sinh học kỹ từng phần bài và làm nhiều bài tập, tự tìm kiếm tài liệu, đề thi trên mạng để ôn luyện. Ngoài ra, Minh học nhóm cùng các bạn để tăng hiệu quả, từ đó nâng dần điểm số.
Phải sử dụng máy tính nhiều, trong khi chỉ có thể gõ phím bằng một tay, Minh dành nhiều thời gian tập luyện. Dù chậm hơn so với các bạn, Minh thấy không ảnh hưởng nhiều đến việc học.
Điều khiến Minh tiếc nuối nhất là không thể tham gia các hoạt động đoàn, hội, câu lạc bộ do hạn chế vận động. Khi thực tập, Minh cũng chỉ tham gia một phòng thí nghiệm tại trường, rồi xin thực tập online ở một công ty, chủ yếu để trau dồi thêm chuyên môn. Minh cho rằng kiến thức về công nghệ thông tin liên tục cập nhật, phải trau dồi từng ngày mới có thể nắm bắt các công nghệ mới.
Sau tốt nghiệp, Minh muốn tìm việc đúng chuyên ngành ở quê nhà Thanh Hóa. Minh cũng dự định học thêm về AI để tăng cơ hội nghề nghiệp.