Người từ 50 tuổi trở lên nên chịu khó ăn 4 loại rau này, vừa lành lại bổ, rất nhiều vitamin tốt cho người thiếu máu, thận

Dinh dưỡng 19/05/2023 09:55

4 loại rau khá dân dã dưới đây chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng mỗi ngày.

Người từ 50 tuổi trở lên nên chịu khó ăn 4 loại rau này, vừa lành lại bổ, rất nhiều vitamin tốt cho người thiếu máu, thận - Ảnh 1
 

Rau dền

Rau dền là loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này được ví là loại rau "trường thọ", "bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc". Đây là loại rau có hàm lượng chất sắt cao nhất trong các loại rau tươi.

Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...

Hàm lượng sắt lớn trong rau dền giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu. Chính vì thế đây là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền phù hợp sử dụng mùa hè giúp giải nhiệt, giải độc cực tốt.

Giá đỗ

Giá đỗ thường được trồng từ hạt đậu xanh nhưng cũng có nơi trồng bằng đậu tương, đậu đen hoặc đậu đỏ nhưng chủ yếu giá đỗ chúng ta mua ngoài chợ được ngâm trồng từ đậu xanh. Chúng được bán với giá cực rẻ nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải khát, tiêu thực.

Ăn nhiều giá đỗ giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể, ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Giá đỗ còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giúp máu lưu thông trơn tru hơn.

Ngoài ra, giá đỗ còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn sống, làm nộm, muối chua, nhúng lẩu, nấu canh đều rất ngon.

Lá hẹ

Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và có mùi hương rất đặc trưng.

Lá hẹ được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc, thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,...

Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Nấm hương

Nấm hương được ví như "Vua của các loại nấm" bởi ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá. Chúng thường được dùng để nấu canh và chế biến các món xào.

Theo dân gian, nấm hương thường được sử dụng để chữa trúng gió, đau đầu, chóng mặt và bệnh dạ dày. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm hương tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các khối u và ngăn ngừa ung thư.

Ai đang bị mỡ máu nên tăng cường ăn 7 thực phẩm sau, một thời gian đi kiểm tra mỡ máu sẽ giảm, lưu thông máu, ngăn ngừa đột quỵ

Máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại. Khi đời sống ngày một phát triển thì số người mắc bệnh ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người trẻ tuổi.

TIN MỚI NHẤT