Món ăn dinh dưỡng cho bé, giúp các mẹ chăm con bớt căng thẳng!

Vào bếp 14/10/2019 15:51

Bữa ăn của trẻ làm sao để cân bằng, đủ chất luôn là điều lo lắng của các mẹ. Tìm hiểu món ăn dinh dưỡng cho bé sẽ giúp các mẹ yên tâm hơn nhiều trong bữa ăn đạt chuẩn!

Thức ăn dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng để bé phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần. Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là gây thấp còi, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, khả năng tập trung lẫn sự nhanh nhạy. Các bậc phụ huynh luôn muốn chăm chút đầy đủ cho các bữa ăn của trẻ được toàn diện. Tuy nhiên điều đó còn phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nhóm dinh dưỡng để hấp thu được tốt nhất, không bị thiên lệch khiến phát triển mất cân bằng.

Cùng tìm hiểu các món ăn dinh dưỡng cho bé để có thêm sự lựa chọn phù hợp và cung cấp cho mẹ những gợi ý mới lạ!

Chế biến món ăn bổ dưỡng cho bé

Các món ăn cho bé nên sử dụng các loại nguyên liệu tươi ngon, lành sạch. Rất nhiều bà mẹ hoặc nhiều gia đình hiện nay mắc sai lầm khi cho con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm như: các loại thịt, cá, Tôm, Cua... Nhưng các mẹ nên nhớ, cơ thể trẻ phải hấp thu đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng khác nhau thì con mới có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy khi chế biến các món ăn dinh dưỡng cho trẻ mẹ phải có thói quen kết hợp hài hòa các nhóm dưỡng chất để món ăn hấp dẫn, ngon miệng và đầy đủ.

Có 4 nhóm thực phẩm chính: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất.

mon-an-dinh-duong-cho-be-1
Có 4 nhóm thực phẩm cần thiết trong quá trình phát triển mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

Thực tế mỗi loại thực phẩm trong tự nhiên thường chứa nhiều chất dinh dưỡng ở các nhóm khác nhau, nhưng với tỷ lệ khác nhau. Việc chọn lựa và phối hợp thực phẩm một cách khoa học giúp cung cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không bị dư hoặc thiếu hụt.

Nhóm 1: Tinh bột (Gluxid/Carbohydrate)

Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cho bé yêu mạnh khỏe. Là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60 - 65% tổng năng lượng khẩu phần. Theo số liệu nghiên cứu 1g carbohydrate cung cấp 4 kcal năng lượng.

mon-an-dinh-duong-cho-be-2
Các thực phẩm nhóm tinh bột - Ảnh minh họa: Internet

Các loại thực phẩm cung cấp tinh bột mẹ có thể chọn như: Khoai Tây, Bí Đỏ, Khoai Lang, Gạo, Yến Mạch, bột mì, các loại loại đậu và trái cây... Các mẹ nên linh động trong cách chế biến và kết hợp để bé không bị ngán, chán ăn.

Nhóm 2: Chất đạm (Protein)

Là nguồn duy trì chức năng sống của cơ thể.. Protein là dưỡng chất chịu trách nhiệm chính trong việc sản sinh các nhóm cơ, là thành phần quan trọng trong chức năng sống của cơ thể, sản sinh ra kháng thể và dịch bài tiết. 1g chất đạm cho 4 kcal năng lượng. Ngoài ra,nhóm chất đạm còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, giúp tiêu hóa tốt, bé ăn ngon hơn. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, Tôm, Cua, Đậu Nành, đậu hũ...

mon-an-dinh-duong-cho-be-3
Protein là nguồn duy trì chức năng sống của cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm 3: Chất béo (Lipid)

Nguồn năng lượng quan trọng cho bé hoạt động. Đây là nhóm cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g chất béo có 9 kcal năng lượng.

mon-an-dinh-duong-cho-be-4
Chất béo là nguồn dinh dưỡng đậm đặc quan trọng - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của các bé, các mẹ nên cho con ăn các thực phẩm từ sữa, bơ đậu phộng, phô mai..., các loại trái cây giàu chất béo như bơ hoặc các loại dầu ăn như: Oliu, dầu mè...trong bữa ăn hàng ngày của bé, giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Nhóm 4: Vitamin và Khoáng chất

Đây là nguồn dinh dưỡng vi lượng hỗ trợ con phát triển tốt nhất. Theo các chuyên gia, cơ thể cần trên 20 loại vitamin và hơn 20 loại khoáng chất.  Bé được cung cấp và hấp thu được đầy đủ các nhóm Vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn.

mon-an-dinh-duong-cho-be-5
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất - Ảnh minh họa: Internet

Chế biến món ăn cho trẻ mới ốm dậy

Các bậc phụ huynh cũng biết rằng các bé khi mới ốm dậy thì bị suy giảm đề kháng, cơ thể suy nhược, vị giác kém, khứu giác và thính giác cũng chưa có nhạy, nên các bé thường biếng ăn hơn. Vì vậy, để giúp trẻ mau khỏe, mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được nghỉ ngơi và chế biến những món ăn dinh dưỡng cho bé, thơm ngon, đẹp mắt để kích thích vị giác cũng như giúp con mau chóng hồi phục và lấy lại được sức khỏe, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại được nhiều bệnh thường gặp. Có một số lưu ý khi các mẹ chế biến món ăn cho trẻ mới ốm dậy:

Cho bé uống nhiều nước

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây ép, nước Dừa,… đặc biệt là những trẻ vừa bị sốt và tiêu chảy. Những trẻ bị sổ mũi, viêm đường hô hấp, ho lâu ngày nên cho bé bú và uống nhiều nước hơn để giúp thông thoáng đường thở, đẩy đờm…

Ăn thức ăn dạng lỏng, tránh cho bé ăn món ăn nhiều dầu

Trẻ mới ốm dậy, các bậc phụ huynh chỉ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng như: canh, súp, cháo. Sau đó mới tăng dần độ đặc của thức ăn lên đến khi bé khôi phục lại hoàn toàn mới cho ăn thức ăn bình thường

Không nên ép con ăn quá nhiều

Bé ốm dậy, cơ thể vẫn còn suy nhược, ba mẹ dù có lo lắng cũng không nên ép bé ăn quá nhiều. Điều đó khiến bé rất khó chịu và còn tăng thêm cảm giác chán ăn. Tốt nhất là nên cho bé ăn nhiều lần thay vì ép ăn nhiều thức ăn cùng lúc.

Bổ sung vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho trẻ

Trẻ mới ốm dậy cần bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng và các acid amin nên mẹ cần bổ sung cho bé: Vitamin A, B, D, Omega – 3, Taurine cùng các nguyên tố vi lượng khác như: Kẽm, Canxi, Sắt...

Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu đạm

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm nên bổ sung trong thực đơn cho bé, để khôi phục năng lượng sau khi trẻ mới ốm dậy. Các mẹ có thể chế biến đa dạng trong thực đơn của bé như : soup Tôm, soup Cua, cháo Bò…

Món cháo dinh dưỡng cho bé lười ăn

Cháo là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, cũng như với các bé. Khi chế biến cháo chỉ cần chút biến tấu mới lạ, sự kết hợp các nhóm thực phẩm tinh tế là mẹ sẽ làm ngay được món ăn đầy đủ dinh dưỡng với bé.

mon-an-dinh-duong-cho-be-6
Cháo là món ăn dễ kết hợp các loại thực phẩm và đa dạng chế biến - Ảnh minh họa: Internet

Cháo Ếch cho bé

Thịt Ếch là một trong những thực phẩm phổ biến được các mẹ lựa chọn hiện nay. Là nguồn thực phẩm không quá khó để kiếm, tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Theo số liệu nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong thịt Ếch khá phong phú với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ như: đạm; vitamin A, B, C, E… khoáng chất Ca, Ka, Zn, Fe, Cu… Đặc biệt đối với những trẻ chậm tăng cân, biếng ăn hay suy dinh dưỡng, ăn không ngon miệng thì thịt Ếch có tác dụng cải thiện đáng kể.

Thịt Ếch không khó để kết hợp với các thực phẩm khác, không quá khó để chế biến món ăn cân bằng dinh dưỡng như: Cháo Ếch Đậu Xanh, cháo Ếch Yến Mạch, cháo Ếch Bí Đỏ, cháo Ếch Măng Tây…

Cháo Gà cho bé

mon-an-dinh-duong-cho-be-7
Thịt Gà là nguồn Đạm và vitamin dồi dào - Ảnh minh họa: Internet

Trong thịt Gà chứa nhiều Kẽm, Sắt và axit béo đây là những loại dưỡng chất không thể đầy đủ nếu chỉ uống sữa hoặc ăn rau củ… Bên cạnh đó thịt Gà là nguồn giàu đạm, cụ thể trong 200gr thịt Gà trung bình có chứa tới 54gr đạm. Phần thịt ức và lườn Gà ít calo, chất béo và Cholesterol hơn phần thịt đùi Gà, tuy nhiên phần thịt đùi Gà lại chứa Sắt và Kẽm gấp 2 lần các phần thịt khác. Nên các mẹ hoàn toàn chủ động để dự kết hợp là hoàn hảo nhất.

Các món cháo Gà dinh dưỡng và khiến các bé rất thích thú như: cháo Gà Hạt Sen, cháo Gà Bí Đỏ, cháo Gà rau Cải,…

Cháo Yến Mạch cho bé

Yến Mạch là nguồn nguyên liệu tuyệt vời thay thế Gạo trong thực đơn hàng ngày mà các mẹ không nên bỏ qua. Yến Mạch nguyên chất là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, Protein và các vitamin nhóm B, Thiamin, Riboflavin và B6. Ngoài ra, cháo yến mạch cung cấp Sắt, Canxi, Magie, Selen và Phốt Pho, Kali, Natri, Kẽm, vitamin K, vitamin E và Folate cùng nhiều các khoáng chất thiết yếu khác mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.

Các món cháo Yến Mạch nhất định các mẹ nên thử như: cháo Tôm Yến Mạch, cháo Sườn Yến Mạch, cháo Phô Mai Yến Mạch…các mẹ nhớ nên kết hợp cùng các loại rau xanh, gia vị để món cháo bổ dưỡng và cân bằng.

Cháo Cua đồng cho bé

Cháo Cua Đồng có hương vị rất đặc biệt sẽ khiến bé kích thích vị giác cho trẻ. Thành phần Canxi Phosphat trong Cua đồng rất tốt cho trẻ còi xương. Theo nghiên cứu cụ thể rằng trong 100gr Cua đồng bỏ mai và yếm có: 74,4g nước, 12,3g Protid, 3,3g Lipid, 2g Glucid, cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, Canxi trong cua đồng rất cao: 5.040mg Canxi, 430mg Photpho, 4,7mg Sắt, các loại vitamin B1, B2,…

mon-an-dinh-duong-ch-be-8
Chế biến tinh tế thì cháo Cua Đồng sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn - Ảnh minh họa: Internet

Là loại cháo đặc biệt nhưng nếu sơ chế và nấu sơ sài sẽ khiến cháo Cua đồng có vị tanh, nên các mẹ cần chế biến kỹ và kết hợp cùng các loại rau, củ, quả, gia vị phù hợp như: Cà Rốt, Bí Đỏ, rau Muống, rau Ngót hay Mồng Tơi…

Món ăn dinh dưỡng cho bé sẽ không còn khiến các mẹ đau đầu nếu các mẹ hiểu nhu cầu của trẻ, biết cách kết hợp và cân bằng trong chế biến thức ăn. Chúc bạn tìm được những lựa chọn phù hợp cho bé yêu!

Cách nấu cháo gà hạt sen thơm ngon, giữ nguyên dinh dưỡng

Cháo gà hạt sen là món ăn bổ dưỡng đặc biệt cho người mới ốm dậy. Tuy nhiên, để nấu món cháo gà hạt sen thơm ngon và giữ nguyên dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.

TIN MỚI NHẤT