Viên uống chống nắng có thật sự thần kì như lời đồn?

Chăm sóc da 27/06/2018 13:24

Kem chống nắng có nhiều loại từ kem dưỡng đến thuốc xịt thậm chí cả viên uống. Loại thuốc này được quảng cáo tác dụng không kém gì kem chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh mặt trời. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa loại thuốc này.

Cơ quan này thông báo rằng họ đã gửi thư cảnh báo tới 4 công ty tuyên bố bổ sung chế độ ăn uống có thể bảo vệ con người khỏi bị hư hại do ánh nắng mặt trời và nhắc nhở người tiêu dùng rằng "Không có viên thuốc hoặc viên nang nào có thể thay thế kem chống nắng".

Viên uống chống nắng có thật sự thần kì như lời đồn? - Ảnh 1

Kem chống nắng có nhiều loại từ kem dưỡng đến thuốc xịt thậm chí cả viên uống. Loại thuốc này được quảng cáo tác dụng không kém gì kem chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh mặt trời. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa loại thuốc này.

Thông báo này đặc biệt cảnh báo 4 sản phẩm - Công thức làm sáng da tiên tiến của GlriSODin Skin Nutrients, Sunsafe Rx của Napa Valley Bioscience, Solaricare của Pharmacy Direct và Sunerized LLC's Sunergetic. Những công ty này đều quảng cáo viên uống chống nắng của họ có thể bảo vệ người dùng khỏi tác hại của tia UV, và ngăn chặn quá trình lão hóa sớm do tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, FDA công bố "Các công ty này đã đảo ngược tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến sản phẩm và nên xem xét lại nội dung tiếp thị của họ".

Viên uống chống nắng có thật sự thần kì như lời đồn? - Ảnh 2

Một đại diện của Napa Valley Bioscience cho biết "Sunsafe Rx chứa các thành phần đã công bố các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bảo vệ da khỏi bị hư hạị và sản phẩm này rất hữu ích cho việc bảo vệ bổ sung và cho người dùng có làn da nhạy cảm. Chúng tôi không tiếp thị Sunsafe Rx làm kem chống nắng và chắc chắn chúng tôi không khuyến cáo với người tiêu dùng rằng họ không cần bất kỳ sự bảo vệ nào khác để không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời hoặc họ cũng không cần sử dụng kem chống nắng bôi tại chỗ. Tia UV gây hại cho da, vì vậy mọi người nên thận trọng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời".

Viên uống chống nắng có thật sự thần kì như lời đồn? - Ảnh 3

FDA cũng hỗ trợ nghiên cứu mới và các quy định liên quan đến sự an toàn và phân phối các thành phần hoạt tính trong kem chống nắng thông thường, vì bằng chứng cho thấy một số thành phần có thể được hấp thu qua da. Thay vì các loại viên uống chống nắng, người tiêu dùng nên sử dụng các loại kem chống nắng chuyên biệt, nên chọn loại có độ SPF từ 15 trở lên. Tuy nhiên, bôi bao nhiêu là đủ?

2 miligram sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi trọn vẹn khuôn mặt, trung bình chúng ta cần khoảng 1,2 gram sản phẩm chống nắng, còn cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 – 1/4 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân.

Nếu bạn không muốn mang thìa ra xúc kem chống nắng mỗi sáng, thì đây là mẹo giúp bạn đong được lượng kem vừa đủ cho khuôn mặt: bóp kem ra ngón tay trỏ sao cho kem trải đều khắp 3 đốt ngón tay.

Viên uống chống nắng có thật sự thần kì như lời đồn? - Ảnh 4

Với kem chống nắng dạng xịt, hãy xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem, khi đó bạn có thể tạm yên tâm rằng mình đã dùng đủ liều.

Nếu bạn hoạt động liên tục ngoài nắng, bạn nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ bất kể kem chống nắng của bạn có chỉ số SPF và PA bao nhiêu. Nếu bạn chỉ làm việc trong nhà, chỉ cần bôi kem chống nắng 1 lần vào buổi sáng, nhớ là phải bôi đủ.

Bỏ ngay tuýp kem chống nắng nếu có những dấu hiệu sau

Kem chống nắng là vật bất ly thân những ngày nắng nóng, nhưng nếu tuýp kem chống nắng của bạn xuất hiện những tín hiệu sau thì đừng tiếc mà bỏ ngay đi nhé.

TIN MỚI NHẤT