Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ: Bác sĩ mách 5 việc bố mẹ phải làm ngay!

Chăm sóc con 16/01/2019 05:30

Bác sĩ Ngô Hương cho biết, thực tế nhiều bố mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con có hiện tượng rướn nhiều rồi vặn mình, thậm chí trẻ ngủ ít rồi nôn trớ khi vặn mình nhiều.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ: Bác sĩ mách 5 việc bố mẹ phải làm ngay! - Ảnh 1
Bác sĩ Ngô Hương 

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Hiện tượng rướn hay vặn mình thường xuất hiện khi trẻ được vài tuần tuổi đến 2 tháng tuổi.

Đây là một biểu hiện sinh lý bình thường do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện, một phần bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài tử cung của mẹ. Đa số hiện tượng vặn mình sẽ mất đi khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi.

Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân làm trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi ngủ để có hướng can thiệp hợp lý.

Bố mẹ cần làm gì khi con rướn và vặn mình nhiều?

Có không ít phụ huynh thắc mắc, trẻ sơ sinh hay vặn mình có sao không? Đến nay vẫn nhiều gia đình loay hoay chưa tìm được lời giải đáp. Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên:

- Kiểm tra xem tã trẻ có ướt không? Quần áo trẻ mặc có bị quá nóng hay quá lạnh không?

- Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng cho trẻ: nhiệt độ phòng từ 27-29ºC, yên tĩnh, không quá sáng.

- Mẹ nên để ý cơn vặn mình của trẻ kéo dài bao lâu? Có tự hết? Xu hướng tăng dần hay giảm đi…

- Xem bé có kèm các dấu hiệu khác như trở nên biếng bú, đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói, nấc... có thể bé đang thiếu canxi và vitamin D.

- Kiểm tra trên da bé, lưu ý vùng các nếp gấp, da có bị đỏ, viêm loét, hay nổi mẫn đỏ gì không? Nên kiểm tra các lỗ tự nhiên (hậu môn, vùng kín...) có gì bất thường không. Bé có bị sốt hay không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ: Bác sĩ mách 5 việc bố mẹ phải làm ngay! - Ảnh 2

Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra xem tã trẻ có ướt không. Ảnh minh họa

Vì đây là một hiện tượng sinh lý nên đa số không cần phải điều trị gì. Vì vậy, khi thấy con có dấu hiệu này bố mẹ nên bình tĩnh, nếu trẻ dễ giật mình tỉnh giấc, ngủ ít hơn, hay nôn trớ khi vặn mình nhưng con vẫn bú được và tăng cân bình thường thì chỉ cần bổ sung Vitamin D và theo dõi thêm cho trẻ.

Bổ sung vitamin D cho trẻ như thế nào?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, còi xương, suy dinh dưỡng. Để bé được phát triển một cách tốt nhất mẹ cần bổ sung vitamin D phù hợp.

Bố mẹ nên bổ sung cho con 400UI Vitamin D mỗi ngày cho đến khi trẻ biết đi hoặc tới 18 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ: Bác sĩ mách 5 việc bố mẹ phải làm ngay! - Ảnh 3

Hiện tượng rướn hay vặn mình thường xuất hiện khi trẻ được vài tuần tuổi đến 2 tháng tuổi. Ảnh minh họa

Nên đưa con đi khám khi nào?

Khi thấy trẻ rướn, vặn mình nhiều, kéo dài sau 4 tháng tuổi vẫn chưa hết, đặc biệt trẻ ngủ ít, nôn trớ khi vặn mình dẫn đến chậm hoặc không tăng cân thì cha mẹ nên cho con đi thăm khám.

Để yên tâm, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa, kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp.

Thấy con luôn đổ mồ hôi trộm khi ngủ cha mẹ đừng lo lắng mà hãy áp dụng ngay biện pháp xử lý này

Cha mẹ đừng quá lo lắng nếu như thấy con mình thường xuyên đổ mồ hôi trộm vì đây là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh.

TIN MỚI NHẤT