5 bước đơn giản để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số

Tin y tế 04/05/2023 18:01

Thay vì phải đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất ngay tại nhà qua ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số chỉ bằng vài bước đơn giản dưới đây.

 

5 bước đơn giản để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số - Ảnh 1
Người lao động có thể ngồi nhà làm thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất mà không cần đến cơ quan bảo hiểm. Ảnh minh họa 

Ngay sau khi đăng ký VssID thì người dùng sẽ biết được tất cả các thông tin về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế như tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, xem thông tin thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể đăng ký cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp thẻ bị hỏng, thẻ bị mất, ngay tại nhà để đảm bảo quyền lợi khi khám chữa bệnh.

Khi đó cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận hồ sơ của người dùng và cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thành công tại nhà mà không cần phải đến cơ quan bảo hiểm.

Các bước xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID- BHXH số như sau:

- Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID bằng mã số bảo hiểm xã hội và mật khẩu do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.

- Bước 2: Tại trang Quản lý cá nhân, chọn Dịch vụ công

- Bước 3: Chọn “Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất”

- Bước 4: Chọn hình thức trả kết quả

+ Nếu chọn trả kết quả tại “BP tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” thì người tham gia bảo hiểm y tế phải tự đến cơ quan bảo hiểm xã hội đăng ký để nhận kết quả.

+ Nếu chọn địa chỉ nhận kết quả tại “Qua dịch vụ bưu chính” thì ghi cụ thể địa chỉ nhận để Bưu điện giao thẻ bảo hiểm y tế tận nơi (cước phí dịch vụ bưu chính do cá nhân tự chi trả).

- Bước 5: Chọn “Gửi”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ gửi mã OTP. Nhập mã OTP và chọn "Xác nhận" là hoàn tất quá trình xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất.

Ai đang chuẩn bị đi khám hậu COVID-19 lưu ý về mức hưởng bảo hiểm y tế, cùng là trái tuyến có người được 100%, có người chỉ được 40%

Mặc dù đã điều trị khỏi COVID19 nhưng nhiều bệnh nhân vẫn phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài. Nếu đi khám và điều trị hậu COVID-19, người bệnh có được hưởng bảo hiểm y tế không?

TIN MỚI NHẤT