Sau khi chích thuốc ở phòng khám, bé trai bị lở loét vùng kín, nghi nhiễm hội chứng nguy hiểm

Sức khỏe 19/05/2023 10:32

Bé trai bị nổi bóng nước, lở loét bộ phận sinh dục, sau thăm khám các bác sĩ phát hiện bé đã mắc một hội chứng nguy hiểm.

Theo thông tin từ báo Dân Trí, bác sĩ Trần Thị Bích Huyền, Phó trưởng khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng nguy hiểm khiến cơ thể tổn thương rất nặng, nghi do dị ứng thuốc.

Bệnh nhi là bé H.M.T. (9 tuổi, quê Sóc Trăng). Khai thác bệnh sử, mẹ bệnh nhi cho biết, trước đó thấy cháu sốt 2 ngày, ông ngoại đưa T. đến một phòng khám tư ở địa phương chích thuốc. Một ngày sau đó, bé bất đầu xuất hiện tình trạng tím môi, nổi bóng nước ở miệng rồi lan rộng ra nhiều vị trí. Tại bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhi được chăm sóc, xử trí 3 ngày rồi chuyển lên tuyến trên.

Sau khi chích thuốc ở phòng khám, bé trai bị lở loét vùng kín, nghi nhiễm hội chứng nguy hiểm  - Ảnh 1
é T. bị lở loét, nhiễm trùng nặng vì mắc hội chứng Stevens Johnson  - Ảnh: Báo Dân Trí

Thời điểm vào Bệnh viện Nhi đồng 1, bé trai trong tình trạng nổi bóng nước toàn thân, lở loét vùng miệng, mắt và bộ phận sinh dục, nhiễm trùng nặng. Sau khi khai thác bệnh sử và dựa vào triệu chứng của bé, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng Stevens Johnson. 

Bé T. được điều trị nhiễm trùng, dùng kháng sinh, xử lý tổn thương da, bóng nước bằng thuốc bôi và thuốc tắm, vệ sinh mắt hàng ngày, chăm sóc răng miệng với bác sĩ chuyên khoa Mắt và Răng hàm mặt. Bệnh nhi cũng được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, dùng vitamin, vì lở loét hết khoang miệng không thể ăn được.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, các tổn thương trên da bệnh nhi bắt đầu khô, vết loét ở mắt, miệng hồi phục dần. Bệnh nhi bắt đầu ăn uống được, nên giảm dần dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

Sau khi chích thuốc ở phòng khám, bé trai bị lở loét vùng kín, nghi nhiễm hội chứng nguy hiểm  - Ảnh 2
Sau khoảng 2 tuần điều trị, bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, không có biến chứng và được xuất viện - Ảnh: Báo Dân Trí 

Dẫn nguồn từ báo Sức khỏe và Đời sống, các bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh khi sử dụng thuốc cho con em mình phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không nên lạm dụng thuốc bổ, vitamin, thuốc cảm, ho, sổ mũi... Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo toa BS, không được chia nhỏ thuốc dành cho người lớn để trẻ uống.

Khi thấy trẻ nổi hồng ban trên da đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng, hậu môn,... nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Sau khi chích thuốc ở phòng khám, bé trai bị lở loét vùng kín, nghi nhiễm hội chứng nguy hiểm  - Ảnh 3
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi thấy con có tổn thương trên da thì phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay - Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng thuốc hiện vẫn còn là tác nhân quan trọng gây hội chứng Stevens Johnson. Việc sử dụng corticosteroid sớm, ngắn ngày cùng nhũ dịch Biafine thoa ngoài da và chế độ săn sóc da vô trùng đã giúp phục hồi nhanh tình trạng bệnh, giảm thời gian nằm viện và hạ thấp tỉ lệ tử vong đáng kể.

Hội chứng Stevens Johnson (tên của hai bác sĩ mô tả đầu tiên bệnh lý này) là một bệnh lý tuy hiếm gặp nhưng xảy ra rất trầm trọng có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Nguyên nhân thường do dị ứng thuốc như kháng sinh nhóm hoặc thuốc chống động kinh hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng... Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí suy gan, suy thận... Có đến 2/3 bệnh nhân có bóng nước và lở loét toàn thân, thậm chí tương đương với phỏng độ I - II.

Những người ‘đại kỵ’ với bánh mì, càng ăn nhiều càng hại cơ thể

Bánh mì là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trong bữa sáng. Tuy nhiên, ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.

TIN MỚI NHẤT