Theo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, bước đầu, lực lượng chức năng xác định được 2 sản phẩm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Herbitech sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2, dành cho trẻ em.
Theo danh sách do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo tối 23/4, hiện có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) đã xác định là hàng giả, các địa phương thu cần thu hồi.
Bộ Công an công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).
Tối ngày 18/4, Vân Hugo chính thức lên tiếng về ồn ào quảng cáo sữa.
Hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về việc sản phẩm sữa Hapomil có phải là hàng giả hay không. Trong trường hợp sản phẩm bị kết luận là hàng giả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cùng với người sử dụng loại sữa trên đều là bên bị hại, và bệnh viện cam kết sẽ đồng hành cùng người bệnh để đòi lại quyền lợi chính đáng.
Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá cho người bệnh ung thư giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, vấn nạn sữa giả đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh vốn đã có hệ miễn dịch suy yếu.
Thời gian qua, nhiều bác sĩ, nguyên bác sĩ tham gia quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm chức năng khiến nhiều người dân bức xúc.
Sở Y tế Đồng Nai khẳng định, sau khi rà soát, Sở Y tế không cấp giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị nào trong số 11 công ty sản xuất sữa bột giả trên địa bàn tỉnh.
Bệnh viện cho biết đã và đang tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc toàn diện người bệnh và đảm bảo quyền lợi cho người bệnh được thực hiện tốt nhất.
Trong gần 600 loại sữa giả có 10% nhãn hiệu sữa giả được công bố chất lượng tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, còn lại công bố ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc và địa phương khác.
Sữa giả không chỉ không mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe gia đình và lựa chọn được sản phẩm sữa chính hãng?
Thời gian qua, diễn viên Doãn Quốc Đam bị cộng đồng mạng liên tục nhắc tên liên quan đến quảng cáo một nhãn hiệu sữa sau khi cơ quan cảnh sát điều tra xác định đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả.
Chiều 16/4, Quyền Linh tiếp tục lên tiếng về vụ việc quảng cáo sữa. Theo nam MC, thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nội dung sai lệch, cố tình gán ghép hình ảnh anh và lan truyền thông tin gây hiểu lầm không đáng có.
Liên quan đến đường dây gần 600 sản phẩm sữa giả, nhiều đại lý sữa bột vội ngưng bán hàng, chờ hướng giải quyết.
Trước khi dính vào ồn ào bị gọi tên quảng cáo sữa giả, MC Quyền Linh từng tham gia quảng cáo cho một số sản phẩm sữa. Nhưng một số quảng cáo vướng nhiều lùm xùm khi bị cho là phóng đại công dụng sản phẩm.
Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng từng tham gia quảng cáo các dòng sữa đa công dụng cũng bị dân mạng nhắc tên, trong đó có BTV Quang Minh, Vân Hugo, NSND Hồng Vân... Trong đó, BTV Quang Minh, Vân Hugo được nhắc tên nhiều. Bởi họ từng quảng cáo cho sữa HIUP, dòng sản phẩm bị phạt do quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định quảng cáo vào tháng 3/2024.
MC Quyền Linh trực tiếp phản hồi những thắc mắc của khán giả về việc có liên quan đến các quảng cáo sữa giả đang gây xôn xao.
Việc sử dụng sữa bột giả không chỉ khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như tiêu chảy, ngộ độc, suy hô hấp...
Lỗ hổng trong quản lý và thiếu kiểm tra nghiêm ngặt đã tạo cơ hội cho sữa giả xâm nhập, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.