9 mẹo điều trị cảm lạnh giúp trẻ nhanh chóng bình phục

Nuôi dạy con 17/09/2020 11:56

Trẻ em bị cảm lạnh rất nguy hiểm, dễ dẫn tới bệnh viêm phổi, viêm phế quản… Vì vậy, ngoài uống thuốc, mẹ hãy dùng 9 mẹo điều trị cảm lạnh sau đây để giúp con nhanh khỏi bệnh. 

Cảm lạnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh và mưa hoặc khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột. Đây là căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên với người lớn thì cảm lạnh không đáng ngại. Nhưng với trẻ em thì khác, do hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoàn thiện, nếu nhiễm cảm lạnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút và vi khuẩn phát triển, gây bệnh ra nhiều bệnh nguy hiểm. 

9 meo dieu tri cam lanh
Trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh khi thay đổi thời tiết

Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện của cảm lạnh như ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng… Một số trường hợp trẻ sẽ cảm thấy mỏi mệt, đau cơ và đau đầu… thì mẹ sớm sử dụng 9 mẹo điều trị cảm lạnh sau đây nhé!

9 mẹo điều trị cảm lạnh cho trẻ

Là một người mẹ, bạn cần học cách lắng nghe “tiếng nói” từ cơ thể của con. Khi trẻ bị cảm lạnh thường dễ cáu kỉnh và quấy khóc. Nên điều đầu tiên mẹ cần làm chính là hãy giúp trẻ thoải mái, cho con uống thật nhiều nước. Để bù lại lượng nước đã mất do bị sốt. Hơn nữa, bổ sung nhiều nước cho trẻ còn đóng vai trò

“pha loãng” chất nhầy (đờm) trong cổ họng và mũi, giúp bé yêu dễ thở hơn. Tiếp sau đó, mẹ hãy áp dụng những cách chữa cảm lạnh không dùng thuốc sau đây: 

Vệ sinh mũi sạch sẽ cho con 

Khi bị cảm lạnh trẻ thường dễ bị nghẹt mũi, do chất nhầy dày, che kín đường thở. Vì vậy, mũi của bé luôn trong tình trạng sụt sịt, khó chịu. Tình trạng nghẹt mũi càng nặng hơn khi về đêm, khi đang ngủ. Bởi ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Lúc này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn. 

Hơn thế nữa, khi nằm dịch nhầy trong khoang mũi sẽ bị giữ lại tích tụ lại, không thoát ra được. Từ đây gây cản trở đường thở.

9 meo dieu tri cam lanh 1
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ

Vì vậy, cần nhanh chóng làm sạch chất nhầy trong mũi cho trẻ. Dùng khăn mềm ướt để lau sạch. Bên cạnh đó, hãy duy trì độ ẩm trong phòng ngủ. Không khí trong phòng bị khô quá thì nên sử dụng các máy tạo ẩm hoặc vòi phun sương ở đầu giường để tăng độ ẩm trong phòng.

Dùng muối loãng vệ sinh họng và miệng

Nước muối loãng có tính sát khuẩn, sát trùng cao. Phù hợp dùng để vệ sinh miệng và họng, không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. 

Vì vậy, nếu bạn kiên trì cho trẻ súc miệng từ 2-4 lần /ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối tinh, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Hơn nữa, việc súc miệng bằng muối loãng cho trẻ vào buổi sáng và tối còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng vòm họng, khoang miệng. Làm sạch hoàn toàn những vi khuẩn hoặc mầm bệnh đang lẩn trốn trong khoang miệng. 

Sử dụng tinh dầu

Các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu chanh, lavender, dầu kinh giới… đều chứa nhiều menthol và có tính kháng khuẩn rất mạnh. Điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như đau đầu xoang, nghẹt mũi và ho.

9 meo dieu tri cam lanh 3
Thoa tinh dầu cho trẻ khi bị cảm lạnh

Vì vậy, mẹ hãy dùng một trong những loại dầu này để thoa vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Đồng thời có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương cũng rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu vào nước tắm của của trẻ cũng có hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cảm lạnh hữu hiệu.

Tắm nước ấm cho trẻ

Tắm rửa vệ sinh luôn luôn là việc cần thiết để giúp giữ cho cơ thể của bé sạch sẽ. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé tắm nước ấm, không nên ngâm mình quá lâu, sau khi tắm cần lau khô cơ thể và giữ ấm. Việc tắm này là một cách rất tốt để cải thiện tình trạng bệnh cảm lạnh. Nước ấm sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn, tăng khả năng thải độc qua da giúp cơ thể sạch, nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh đó, hơi nước ấm cũng sẽ giúp cho bé cảm thấy được thư giãn, giảm mệt mỏi và làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Hạn chế cho trẻ ra ngoài

Nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà có sự chênh lệch rất lớn. Vì vậy, khi trẻ bị cảm lạnh thì phụ huynh hãy hạn chế cho trẻ ra ngoài. Nếu bắt buộc phải cho trẻ đi ra ngoài thì cần đeo khẩu trang và mặc quần áo ấm tránh gió lùa.

9 meo dieu tri cam lanh 4
Hãy để cho trẻ ở trong nhà, hạn chế đi ra ngoài khi bị cảm lạnh

Tốt nhất, trước khi bước vào thời kỳ thời tiết chuyển mùa, để nâng cao hệ thống miễn dịch cho trẻ thì mẹ hãy cho con đi tiêm phòng vacxin. Mỗi năm trẻ thường bị cảm cúm, cảm lạnh đến vài lần. Vì vậy, việc tiêm phòng vacxin rất quan trọng, giúp mẹ chủ động phòng ngừa được các căn bệnh thường gặp đối với trẻ nhỏ. Đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra thuận lợi. 

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ. Vì vậy, để giúp con nhanh khỏi bệnh, điều trị dứt điểm được cảm lạnh, bạn hãy cho con ăn các món sau đây: 

Canh thịt hoặc rau củ hầm

Canh là món ăn cực kỳ dễ tiêu hóa, tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Một chén canh nóng, thơm ngon không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bé bổ sung nước, làm dịu cơn đau họng cũng như giảm nghẹt mũi. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng tiêu diệt tác nhân gây bệnh. 

Nguyên liệu để nấu canh cũng rất đơn giản: thịt gà, thịt bò… cho đến rau xanh, củ, nấm… Để bé ăn được nhiều, bạn hãy nấu loại canh mà bé thích. 

9 meo dieu tri cam lanh 5
Ăn súp gà nhanh chóng trị khỏi cảm lạnh

Cháo hoặc súp gà

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được cháo hoặc súp gà là sự kết hợp hoàn hảo giữa canh và các thành phần nguyên liệu bổ sung. Đây cũng là cách chữa cảm lạnh cho người lớn và trẻ nhỏ tốt nhất trong mùa đông. Ăn súp gà hoặc cháo gà có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bởi thịt gà cung cấp nhiều protein và chất sắt, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ, giúp ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả. 

Lau người và chườm nóng cho trẻ

Việc lau người sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giảm bớt đi cảm giác khó chịu. Cùng với việc chường nóng ở xung quanh vùng xoang có thể giảm bớt nghẹt mũi ở vùng mũi cho trẻ. Hơn nữa, với những trường hợp trẻ sốt cao thì việc lau người sẽ phần nào giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng, bớt quấy khóc vào ban đêm. 

Xông hơi cho trẻ

Phương pháp này rất tốt, giúp làm thông mũi, làm loãng và dễ đẩy các chất nhầy trong mũi ra ngoài. Để xông hơi cho trẻ, bạn hãy đổ nước sôi vào một chậu nhỏ, đặt chậu lên bàn thăng bằng, trùm khăn vải lên đầu và cho trẻ úp mặt gần vào thau nước nóng. Bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu thau trong khi xông hơi cho trẻ, để tăng hiệu quả thông mũi, giải cảm lạnh. Tuy nhiên, đừng để trẻ cúi mặt sát chậu nước để tránh bỏng da. Sau khi xông có thể mở khăn vải ra cho bé hít thở thoải mái hơn.

>>> Xem thêm:

- Trẻ bị cảm lạnh và những điều bố mẹ nên biết!

Cho trẻ ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C

9 meo dieu tri cam lanh 6
Cho trẻ uống nước cam để tăng cường vitamin C cho trẻ

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm cảm lạnh cho trẻ. Vì thế mỗi ngày bạn hãy cho trẻ ăn 1 quả cam hoặc uống 1 cốc nước cam cho tới khi hết cảm lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế cam bằng quýt, chanh, bưởi, kiwi hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C đều được.

Trên đây là 9 mẹo điều trị cảm lạnh hiệu quả cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa hay mưa nhiều. Mỗi ngày nuôi con là một trải nghiệm ngọt ngào, để con ốm, cảm lạnh không còn là ám ảnh lo âu thì các mẹ hãy áp dụng những mẹo vặt trên nhé!

Không cần thuốc, đánh bay cảm lạnh, cảm cúm bằng đồ uống từ nguyên liệu nhà nào cũng có

Không những là gia vị phổ biến trong nhà bếp, gừng còn là một loại thuốc cực quý trong Đông y. Vào mùa đông, bạn có thể sử dụng các loại đồ uống làm từ gừng để trị cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT