Tương lai Vinaconex ra sao dưới sự điều hành của nhóm đại gia bất động sản G7?

Nhà đất 14/02/2019 06:40

Sự liên kết của nhóm đại gia bất động sản G7 nhằm "thâu tóm" Vinaconex, trong đó An Quý Hưng và ông Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark, đã lộ diện. Mục đích của nhóm đại gia bất động sản G7 với Vinaconex cũng đã rõ, đó là sự nắm quyền tuyệt đối từ vị trí chủ tịch tới tổng giám đốc. Vấn đề còn lại là tương lai của Vinaconex ra sao khi dưới sự điều hành của nhóm đại gia bất động sản này?

Vẫn đầy nghi vấn?

Bỏ ra hơn 7.360 tỉ đồng, cao hơn giá trị khởi điểm gần 2.000 tỉ đồng, cao hơn giá thị trường khoảng 2.600 tỉ đồng, Công ty TNHH An Quý Hưng trở thành cổ đông chi phối (chiếm 57,7%) của Vinaconex (VCG).

Một trong nhiều nghi vấn được đặt ra: “Mục đích mua cổ phiếu VCG của An Quý Hưng là gì, nếu không phải vì hiệu quả đầu tư?”

Trả lời nghi vấn trên, quỹ đất và sản lượng xây dựng là 2 yếu tố được đặt ra. Tuy nhiên, theo giới đầu tư thì VCG là một công ty đại chúng, nên tất cả các chủ trương quyết định của HĐQT hoặc ngay cả quyết định của đại hội đồng cổ đông cũng phải minh bạch, không dễ “xẻ thịt” bán từng tài sản. Hơn nữa danh mục tài sản có thể bán của VCG còn khá ít ỏi và những tài sản có thể bán, thu chênh lệch thì đã được bán trong giai đoạn vừa qua...

Mặt khác, VCG cũng chẳng lấy đâu ra quá nhiều sản lượng để chia khi doanh thu xây dựng đang đóng góp 64% trong cơ cấu doanh thu của VCG, dẫn đến tổng doanh thu xây dựng chỉ vỏn vẹn 4.000 tỉ đồng/năm, không đủ cho VCG tồn tại, nuôi quân tướng (trong khi các đơn vị đầu ngành khác đều trên 15.000 - 25.000 tỉ đồng doanh số) và tỷ lệ lãi gộp bình quân trong xây lắp tối đa chỉ 5%. Điều này lại một lần nữa khẳng định lợi nhuận từ xây lắp không thể bù đắp được chi phí vốn (chưa kể chi phí cơ hội) cho khoản tiền chi đầu tư mua cổ phiếu VCG. 

Tương lai Vinaconex ra sao dưới sự điều hành của nhóm đại gia bất động sản G7? - Ảnh 1

Ông Đào Ngọc Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinaconex. 

Điều khiến dư luận càng đặt ra nhiều nghi vấn hơn khi ông Đào Ngọc Thanh (CEO Ecopark) phát biểu với tư cách đại diện cho nhóm cổ đông An Quý Hưng tại ĐHĐCĐ bất thường Vinaconex tiết lộ: “Đây là nhóm cổ đông tập hợp các công ty trong ngành xây dựng, không có ngân hàng. Nhóm cổ đông này bày tỏ nguyện vọng muốn làm điều gì đó cho thương hiệu Vinaconex”.

Theo ông Thanh, Vinaconex đang chưa xứng tầm với tiềm năng có lẽ là do cơ chế, công ty có một giai đoạn say mê với những điều khác mà bỏ bê thương hiệu. “Tôi đến đây với mong muốn để đưa tên của Vinaconex lên trên các toà nhà. Đo đó, tôi mong muốn cổ đông yên tâm, chúng tôi sẽ suy nghĩ về vấn đề này 1 cách nhiêm túc. Vinaconex không chỉ là công ty xây lắp mà là 1 thương hiệu dịch vụ. Chúng ta phải chọn được những ngành nghề gần gũi, xác thực với ngành nghề chúng ta”, ông Thanh chia sẻ.

Cũng tại ĐHCĐ bất thường này, ông Nguyễn Xuân Đông, CEO An Quý Hưng, cho rằng: “Đến hôm nay, toàn bộ số cổ phần Nhà nước đã được chuyển nhượng. Vinaconex là một thương hiệu tốt, đã được phát triển 30 năm nhưng do vướng cơ chế không được phát triển đúng mức. Trong tương lai, lĩnh vực đầu tư sẽ được chúng tôi coi là yếu tố then chốt, mảng xây lắp sẽ là trụ đỡ để phát triển mảng đầu tư”.

Với những chia sẻ định hướng chưa thực sự rõ ràng về việc phát triển Vinaconex trong tương lai của 2 thành viên nhóm cổ đông An Quý Hưng càng khiến giới đầu tư hoang mang. Đặc biệt định hướng này có nhận được sự nhất trí của 2 nhóm cổ đông lớn còn lại (Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ giữ 21,3% vốn và Đầu tư Star Invest nắm 7,57% vốn) hay không? Nếu chẳng may “nội chiến” trong Vinaconex xảy ra, chắc chắn hàng nghìn người lao động trong doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng. 

Vinaconex có thực sự béo bở?

Vinaconex là một doanh nghiệp xây dựng nhà nước có lịch sử 30 năm được cổ phần hóa, công ty đã xây dựng các công trình lớn trên cả nước như Trung Tâm Hội nghị Quốc Gia, Tràng Tiền Plaza. Ngoài ra, Vinaconex phát triển nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, như Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính và các dự án hạ tầng đường giao thông, nước sạch.

Theo bản công bố thông tin mới nhất, Vinaconex đang quản lý và sở hữu quỹ đất rộng tới 3,2 triệu m2. Quỹ đất “khủng” này bao gồm 131,786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang trong 7 dự án khác.

Tương lai Vinaconex ra sao dưới sự điều hành của nhóm đại gia bất động sản G7? - Ảnh 2

Quỹ đất "khủng" của Vinaconex có phải là điều hấp dẫn nhóm cổ đông An Quý Hưng?

Một trong những tài sản có giá trị của Vinaconex là 50% cổ phần tại dự án KĐT Bắc An Khánh (Splendora). Dự án này có quy mô 265ha nằm trên trục đường cao tốc Láng – Hòa Lạc với quy hoạch 6.440 căn hộ chung cư và 1.311 biệt thự, nhà liền kề. Hồi đầu năm, Công ty địa ốc Phú Long đã mua lại 50% cổ phần của dự án này từ đối tác nước ngoài là Posco E&C. Tuy nhiên liên doanh này lại đang thua lỗ và vay nợ rất lớn.

Đối với quỹ đất 277ha tại Hoà Lạc, Vinaconex thuê trong thời hạn 49 năm để kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay mới giải phóng được khoảng 2/3 diện tích, và để giải phóng phần diện tích còn lại sẽ mất thêm nhiều thời gian cũng như tốn không ít chi phí

Công ty còn nắm giữ 30% cổ phần tại Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Đây là dự án từng khiến Vinaconex điêu đứng nhưng sau khi về tay Viettel đã có lãi trở lại và đang từng bước trả các khoản nợ cho chính Vinaconex.

Vinaconex cũng đang thực hiện cải tạo hai dự án chung cư cũ trên đường Láng Hạ với tổng quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời công ty đang triển khai hai dự án chung cư khác tại 25 Nguyễn Huy Tưởng và Vinata Towers.

3 dự án người nước ngoài không được mua ở Đà Nẵng

Có 3 dự án nhà ở thương mại không cho phép tổ chức cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo công bố của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng.

TIN MỚI NHẤT