Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu – Cảnh báo nguy hiểm mất con

Mẹ bầu 01/06/2020 11:18

Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi nó là dấu hiệu nhận biết dọa sảy thai hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này bạn hãy đi khám ngay để bác sĩ tư vấn cụ thể.

Thông thường, hiện tượng ra máu khi có thai sẽ gặp nhiều ở những tháng đầu thai kỳ. Xảy ra với khoảng 15% - 25% phụ nữ mang thai. Mẹ sẽ thấy chảy máu nhẹ hoặc lốm đốm màu máu, gặp trong 1 - 2 tuần sau khi thụ tinh. Điều này báo hiệu trứng đã thụ tinh thành công, xảy ra từ 2 - 5 ngày rồi kết thúc.

hien tuong ra mau khi mang thai thang dau
Ra máu khi mang thai tháng đầu do nhiều nguyên nhân gây ra

Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu cũng là dấu hiệu bất thường của thai như: dọa sảy thai, sảy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung... Vì vậy, bạn nên sớm đi thăm khám để làm rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng đầu

Cứ khoảng 5 người thì có 1 người bị sảy thai trước tuần thứ 12. Cũng có khoảng một nửa số bà bầu bị rỉ máu khi mang thai thì không bị sảy. Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng trên chứng tỏ sức khỏe của mẹ bầu đang gặp vấn đề hoặc thai nhi không ổn định. Phần lớn do những nguyên nhân sau đây:

Sảy thai và dọa sảy thai

Sảy thai sẽ tác động rất lớn đến các cặp vợ chồng. Đặc biệt là tác động tác đến người mẹ sẽ là cú sốc tinh thần, ảnh hưởng không tốt về mọi mặt. Rất nhiều người bị trầm cảm sau khi sảy thai, họ cần một thời gian dài để cân bằng tất cả.

Theo đó, tỷ lệ sảy thai xảy ra trong khoảng 10% các trường hợp mang thai. Chảy máu âm đạo, đau bụng nhiều giống như khi hành kinh. Đồng thời cảm thấy có gì đó bất an, bồn chồn, lo lắng về thai nhi… đây là những biểu hiện điển hình về sảy thai.

hien tuong ra mau khi mang thai thang dau 1
Ra máu khi mang thai có thể là do dọa sảy thai và sảy thai

Đôi khi chảy máu khi mang thai chỉ là dọa sảy thai. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì thai nhi sẽ không thể giữ. Đa số những trường hợp dọa sảy thai là do phôi phát triển không bình thường. Phôi còn nằm trong tử cung, thai đã bị tụt xuống thấp. Khi sảy bà bầu cần được nạo bỏ thai và hút hết lớp niêm mạc tử cung ra ngoài để tránh sót mô không bị nhiễm trùng.

Mang thai ngoài tử cung

Ra máu khi mới có thai có thể là mang thai ngoài tử cung. Lúc này trứng thụ tinh nhưng không cấy vào tử cung như bình thường, thay vào đó là cấy vào một nơi khác nằm bên ngoài tử cung. Thông thường là nằm ở trong các ống dẫn trứng. Khi thai lớn lên, ống dẫn trứng không còn đủ sức để giữ, dẫn đến vỡ ống dẫn trứng, thai phụ sẽ bị ra máu. Một khi mất máu quá nhiều người mẹ sẽ bị ngất, đau, sốc, thậm chí tử vong.

hien tuong ra mau khi mang thai thang dau 2
Thai ngoài tử cung cũng có biểu hiện ra máu khi mang thai

Bên cạnh đó, chảy máu khi mang thai còn có thể là do chửa trứng. Mặc dù trường hợp này hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, các chị em không được chủ quan. Chửa trứng có nghĩa là phôi thai được hình thành trong tử cung, tế bào phát triển bất thường thành nhiều túi nhỏ chứa nước và lấn át bào thai. Với hiện tượng này bạn cần hóa trị để loại trừ các tế bào ung thư đã phát triển.

Hiện tượng ra máu trong giai đoạn sau có nguy hiểm không?

Không chỉ có tháng đầu, hiện tượng chảy máu khi mang thai cũng có thể gặp ở những tháng sau đó. Khả năng xuất phát từ vấn đề nào đó liên quan đến nhau thai như:

Bong nhau thai

Đây là hiện tượng đe dọa đến tính mạng của người mẹ và bé. Chỉ chậm mấy phút sẽ không thể cứu được. Vì vậy, khi thấy chảy máu, đau bụng dữ dội bạn cần đến viện càng sớm càng tốt.

Bong nhau thai là do nhau bong ra khỏi thành tử cung làm chảy máu và đau bụng. Phần lớn, các trường hợp cần phải mổ can thiệp. Theo thống kê, cứ 200 bà bầu thì sẽ có 1 trường hợp bị bong nhau thai.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bong nhau thai ở thể ẩn thường không có triệu chứng gì. Chỉ phát hiện sau sinh khi thấy cục máu ra, cũng ít khi phát hiện trước sinh bằng siêu âm. Do đó, những chị em có tiền sử mắc nhau bong non ở lần mang thai trước, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ và sự căng giãn đột ngột quá mức của tử cung do sau khi sinh thai thứ nhất trong song thai... Đây là những trường hợp có khả năng bị bong nhau thai cao.

hien tuong ra mau khi mang thai thang dau 5
Bong nhau thai, rau máu nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Ngoài ra bị đứt nhau thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược cũng khiến mẹ bị chảy máu khi mang thai. Để phòng ngừa hiện tượng này, mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên để có thể xử lý kịp thời.

Sinh non

Trước 37 tuần khi mẹ thấy chảy máu, đau bụng và có dấu hiệu chuyển dạ, chứng tỏ là có khả năng sinh non. Lúc này, mẹ sẽ thấy kèm theo một số biểu hiện nữa như là thay đổi về dịch tiết âm đạo, cảm thấy áp lực lên vùng chậu hoặc dưới bụng, đau lưng dưới liên tục, âm ỉ. Thậm chí có thể là chuột rút nhẹ và kèm theo tiêu chảy, các cơn co thắt tử cung diễn ra liên tục, sau đó vỡ ối. Lúc này mẹ cần được đưa vào viện gấp.

Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, làm xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tình trạng chảy máu khi mang thai. Từ đó tìm ra nguyên nhân và phương hướng xử lý tối ưu nhất.

Chảy máu khi mang thai nên làm gì?

Để đối phó với hiện tượng chảy máu âm đạo trong khi mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh thì bạn nên:

  • Nghỉ ngơi trên giường và ngủ trưa nhiều hơn.
  • Hạn chế hoạt động chân tay nhiều.
  • Gác cao chân của bạn lên khi có thể.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho thai kỳ.
  • Theo dõi lượng máu ra từ khi thấy máu xuất hiện.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng nước muối và sản phẩm an toàn.

Khi biểu hiện ra máu không thuyên giảm thì nên đến bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán, tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà. Hiện nay, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ chảy máu khi mang thai là thường xuyên đi khám thai theo định kỳ. Các chị em nên đi khám phụ khoa trước khi mang thai cũng như trong giai đoạn mang thai. Điều này sẽ giúp chị em yên tâm hơn về cơ thể, đảm bảo không mắc các chứng bệnh nguy hiểm.

hien tuong ra mau khi mang thai thang dau 6
Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều để hạn chế ra máu khi mang thai

Thời gian đầu mang thai thì cần hạn chế quan hệ tình dục và không sử dụng những động tác kích thích mạnh vì sẽ gây đau hoặc chảy máu cho mẹ bầu. Do thời gian này thai nhi còn chưa bám chắc vào tử cung, chỉ một tác động nhỏ cũng dễ dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh đó, khi đã lớn tuổi thì không nên mang thai. Bởi chất lượng trứng đã giảm xuống do có sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết. Hơn nữa có thể xảy ra hiện tượng kết dính các nhiễm sắc thể với nhau. Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các hội chứng chậm phát triển trí não, vận động như Down, Edwards… là rất cao. Đặc biệt là mẹ cũng dễ gặp phải hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu, cũng như phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Tuy nhiên, hầu hết, phụ nữ bị chảy ít máu khi mang thai đều vẫn có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Vì vậy, bạn hãy thảo luận về các triệu chứng chảy máu với bác sĩ để đảm bảo chắc chắn rằng hiện tượng này là bình thường. Đồng thời, giúp chị em tầm soát tốt nhất các hiện tượng bất thường trong thai kỳ.

Qua những thông tin trên đây, phần nào đã giúp các chị em hiểu đúng về hiện tượng ra máu khi mang thai. Từ đây biết cách phòng ngừa và can thiệp kịp thời để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Ra máu báo thử que thử thai được chưa?

Nhiều chị em khi thấy xuất hiện dấu hiệu ra máu báo thai vẫn có cảm giác chưa chắc chắn về việc mình đã được làm mẹ, vậy khi ra máu báo thử que được chưa để chị em có thể xác định một cách đáng tin cậy hơn điều này.

TIN MỚI NHẤT