Những mặt trái của việc sử dụng máy hút sữa, các mẹ cần hết sức cân nhắc

Chăm sóc con 20/12/2018 05:30

Máy hút sữa là công cụ đắc lực hỗ trợ các mẹ bận rộn nhưng vẫn muốn cho con bú sữa mẹ. Tuy vậy, có nhiều nguy cơ gây hại cho mẹ và bé khi dùng máy hút sữa mà nhiều mẹ không nhận ra.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ắt hẳn mẹ nào cũng từng nghe câu nói này. Tuy nhiên, nhiều mẹ thấy khó mà cho con bú được vì nhiều lí do, có thể là do bị bệnh, cũng có thể là do mẹ phải đi làm sớm. Với những mẹ này, hút sữa sẵn để trữ cho con dùng dần là lựa chọn phù hợp để cho con bú sữa mẹ mà không cần ở bên con cả ngày. Dù rất tiện lợi nhưng nhiều mẹ không biết là sử dụng máy hút sữa có nhiều nguy cơ khôn lường.

Chúng tôi không bảo bạn phải vứt máy hút sữa đi ngay, không cần cực đoan đến thế. Nhưng bất cứ thứ gì liên quan đến trẻ nhỏ thì bạn nên chú ý bởi các con còn bé bỏng và chưa có sức đề kháng tốt.

Dưới đây là những nguy cơ của việc dùng máy hút sữa mà có thể bạn chưa biết.

Những mặt trái của việc sử dụng máy hút sữa, các mẹ cần hết sức cân nhắc - Ảnh 1

Bạn có biết sử dụng máy vắt sữa có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe (Ảnh minh họa).

1. Dùng máy hút sữa khiến bé nhầm lẫn ti mẹ với núm vú cao su

Bé sinh ra đã biết bầu sữa mẹ như thế nào: cảm giác mềm mại, mùi và vị sữa đều đặc trưng và mang lại dinh dưỡng cho con, khiến con cảm thấy an tâm. Tuy nhiên, để tạo thành thói quen nuôi con bằng sữa mẹ thì bé cần phải tiếp xúc với bầu ngực và núm vú của mẹ.

Nếu bạn cho bé dùng núm cao su quá sớm (thậm chí nếu bạn trút sữa mẹ qua đó), có thể khiến con nhầm lẫn giữa núm vú thật và cao su, thậm chí bé không thèm ti mẹ nữa.

Tin tốt là bạn có thể thực hiện một số biện pháp để phòng trường hợp này dù bạn cho con bú bình.

- Tránh cho bé bú bình quá sớm. Theo La Leche League International, tổ chức phi lợi nhuận chuyên tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ bú bình (nếu không còn lựa chọn nào khác) là khi bé được ít nhất 1 tháng tuổi, hoặc khi bé đã hình thành thói quen bú mẹ.

- Các mẹ không nên cho con bú bình sữa mẹ đã vắt sẵn bởi sự có mặt của mẹ và mùi của mẹ sẽ khiến bé muốn bú trực tiếp chứ không muốn bú từ bình. Hãy để người khác cầm bình cho trẻ bú.

2. Sữa mẹ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn

Dụng cụ vắt sữa có thể gây nhiễm khuẩn cho sữa khi vắt. Năm ngoái, một bé sinh thiếu tháng ở Mĩ đã mắc viêm màng não và để lại di chứng nặng nề sau khi được cho bú sữa vắt qua máy không được tiệt trùng.

Kết quả xét nghiệm cho thấy có vi khuẩn Cronobacter sakazakii sinh sôi trong dịch não tủy của cô bé. Tuy vi khuẩn này rất hiếm gặp, khoa học đã chứng minh vi khuẩn này có liên quan đến các trường hợp sữa công thức bị nhiễm khuẩn. Thế nhưng, bé này không hề uống sữa ngoài. Qua quá trình điều tra, các chuyên gia đã tìm thấy vi khuẩn này trong các bộ phận của máy vắt sữa mà người mẹ sử dụng, ngoài ra còn thấy trong bồn rửa bát ở nhà bé.

Những mặt trái của việc sử dụng máy hút sữa, các mẹ cần hết sức cân nhắc - Ảnh 2

Bảo quản sữa và vệ sinh máy hút sữa không đúng cách có thể khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa).

Nếu bạn sử dụng máy hút sữa, hãy tuân thủ những nguyên tắc vàng về vệ sinh sau đây:

- Rửa tay trước khi dùng máy vắt sữa.

- Làm nguội sữa sau khi vắt ra.

- Cẩn thận lau máy ngay sau khi vắt sữa xong.

- Dùng chậu rửa riêng biệt để vệ sinh máy vắt sữa, không dùng chung với bồn rửa bát thông thường.

- Chà nhẹ với xà phòng và chà kĩ toàn bộ.

- Để khô tự nhiên thay vì dùng khăn lau khăn ẩm dễ chứa nhiều vi khuẩn.

- Cất giữ để tránh bị nhiễm khuẩn.

3. Tổn thương tế bào ngực và núm vú

Nếu phễu hút có kích cỡ không phù hợp hoặc chế độ tùy chỉnh không đúng, các mẹ có thể bị đau. Các mẹ cũng có thể bị tổn thương tế bào núm vú hoặc bầu ngực. Để tránh những vấn đề này, hãy đảm bảo là bạn lựa chọn tốc độ vắt phù hợp. Các dấu hiệu của phễu hút sữa không phù hợp bao gồm:

- Núm vú cọ vào viền của đầu vòi khi hút.

- Quầng vú bị hút vào phần vòi.

- Nhận thấy vệt đỏ khác thường sau khi vắt sữa.

- Núm vú hoặc quầng vú chuyển sang màu trắng khi đang vắt sữa.

- Sau khi vắt sữa, vẫn cảm thấy bị tức sữa.

4. Khiến ngực bị căng tức sữa

Nhiều mẹ vắt sữa để dự trữ sữa cho con dùng dần hoặc khi cần thiết. Tuy nhiên điều này có thể khiến cơ thể mẹ bị kích thích sản xuất ra quá nhiều sữa gây căng tức sữa.

Nếu tình hình căng tức sữa kéo dài, có thể dẫn đến viêm vú, tức là viêm ống dẫn sữa gây nhiều đau đớn.

Để tránh tình trạng này, điều quan trọng là các mẹ chỉ nên vắt sữa thường xuyên nếu cần dự trữ nhiều, ví dụ các mẹ hết nghỉ thai sản cần đi làm lại. Các mẹ cũng có thể thử vắt sữa đủ dùng cho hôm sau từ ngày hôm trước.

5. Tốn thời gian và công sức

Như đã nói ở trên, điều quan trọng là tất cả các bộ phận của máy vắt sữa và bình sữa cần được vệ sinh kĩ càng, sấy khô và bảo quản cẩn thận để tránh bị nhiễm khuẩn. Thật sự rất tốn thời gian và công sức so với cho bú trực tiếp.

Thêm nữa, một số mẹ thấy mang theo máy vắt sữa khi ra ngoài là không khả thi, đặc biệt nếu văn phòng làm việc của các mẹ không có chỗ kín đáo và sạch sẽ cho mẹ vắt sữa.

Nếu công ty bạn không hỗ trợ tốt bà mẹ cho con bú, bạn có thể đề đạt với phòng hành chính nhân sự xem có thể có cải tiến hay không. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng mục đích của bài báo này không phải là để bạn không dùng máy vắt sữa nữa. Máy vắt sữa là một công cụ tuyệt vời giúp các mẹ cho con bú sữa trong những trường hợp không thể cho bú trực tiếp.

Biết những bất cập của việc sử dụng máy vắt sữa, các mẹ có thể ghi nhớ để sử dụng hiệu quả và an toàn hơn. Hãy tiếp tục cho bé bú mẹ nhé!

Bé gái 4 tuổi đột ngột tử vong sau 2 giờ cấp cứu vì ăn sữa chua cùng với món quen thuộc này

Chỉ vì ăn sữa chua cùng với món quen thuộc này mà bé gái 4 tuổi đã đột ngột tử vong sau 2 giờ cấp cứu - lời cảnh báo tới tất cả chúng ta.

TIN MỚI NHẤT