Bánh chưng ngày tết có ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt?

Lễ tết 02/02/2021 16:19

Bánh chưng ngày tết có ý nghĩa gì có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người, khi mỗi khi dịp tết đến xuân về lại nhìn thấy hình ảnh quen thuộc của loại bánh này ở khắp mọi nhà.

Có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao ngày tết hầu hết mọi nhà đều chọn cho mình loại bánh truyền thống là bánh chưng, không chỉ để chưng tết mà còn tiếp đãi khách quý và có mặt trong những bữa tiệc của gia đình không? 

Nếu bạn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi bánh chưng ngày tết có ý nghĩa gì thì hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết thêmthông tin thú vị về loại bánh này nhé!

  1. Nguồn gốc của bánh chưng ngày tết

Bánh chưng ngày tết có nguồn gốc từ đâu? Nói về bánh chưng ngày tết ở Việt Nam, từ lâu, người ta đã biết đến hình ảnh bánh chưng tượng trưng cho mẹ, còn bánh dày tượng trưng cho cha. 

Đây đều là loại thức ăn cao quý để dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính, không quên cội nguồn, biết ơn về công ơn dưỡng dục to lớn như trời đất.

banh chung ngay tet
Nguồn gốc bánh chưng bánh dày ngày tết

Nói rõ hơn, bánh chưng có lớp vỏ ngoài màu xanh, có hình vuông vắn, đây là sự trưng cho trái đất, thuộc thái cực âm. 

Còn bánh dầy có màu trắng, hình tròn là sự tượng trưng cho trời, thuộc thái cực dương, cả hai loại bánh này thể hiện triết lý âm dương của văn hoá các nước phương Đông và triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam nói riêng.

Không những là món ăn có mặt lâu đời, nhất là trong những dịp lễ, tết mà bánh chưng còn có nguồn gốc gắn liền với sự tích bánh chưng, bánh dày mà chúng ta được học, được kể thuở bé.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dày bắt đầu có mặt vào đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh tan giặc Ân bảo vệ bờ cõi đất nước.

Lúc này, nhà vua muốn truyền ngôi cho con vào dịp đầu xuân, với mong muốn đất nước tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo tài đức của vị vua tiếp theo.

Vua Hùng đã mở hội và bảo các con rằng: “Ai tìm được thức ăn ngon lành để ta bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa nhất thì sẽ được truyền ngôi.”

Những người con của vua Hùng sau khi nghe xong, liền dốc hết sức tìm kiếm của ngon vật lạ khắp thế gian, với mong muốn được truyền ngôi. 

Trong đó, có người con trai thứ 18 của vua Hùng Vương thứ 6 tên là Lang Liêu (tên chữ được gọi là Tiết Liêu), có chí hiếu, tình tình thuận hậu, nhưng vì mẹ mất sớm, không có người hướng dẫn nên đặc biệt lo lắng không biết dâng món gì mới phải. 

Có một ngày, Lang Liêu nằm mơ gặp vị Thần Đèn mách bảo rằng: “Trong trời đất không có gì quý hơn gạo, là thức ăn nuôi sống con người. Nên lấy gạo nếp để làm thành bánh có hình tròn và hình vuông, với ý nghĩa tượng trưng cho Trời Đất. Sau đó lấy lá bọc bên ngoài, bên trong đặt nhân để tượng trưng cho công ơn cha mẹ sinh thành.”

Sau khi tỉnh dậy, Lang Liêu làm đúng như lời Thần dặn, chọn gạo nếp ngon, đậu xanh tốt, thịt lợn tươi để làm bánh. 

Đến hẹn dâng món ăn lên cho vua cha, mặc dù sơn hào hải vị, thứ quý hiếm trên đời đều có nhưng chỉ có Lang Liêu là dâng lên một món ăn trông rất kỳ lạ. 

Vì thế, vua Hùng lấy làm lạ liền hỏi, được Lang Liêu kể về giấc mơ gặp thần, đồng thời sau khi nếm bánh và biết được ý nghĩa món bánh này, vua cha liền truyền ngôi cho Lang Liêu trở thành đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó trở đi, cứ mỗi dịp lễ lớn của dân tộc, nhất là vào dịp tết truyền thống, dân gian lại bắt chước cách làm bánh chưng, bánh dày từ vị vua Hùng Vương thứ 7 để dâng cúng Tổ tiên, Đất Trời.

  1. Ý nghĩa của bánh chưng

Bánh chưng ngày tết có ý nghĩa gì? Có lẽ ý nghĩa của bánh chưng không chỉ dừng lại ở sự tích “bánh chưng bánh dày”, mà từ lâu, bánh chưng đã xuất hiện trên mâm cỗ thờ để thể hiện tấm lòng biết ơn đối với trời đất đã cho mưa thuận gió hoà, giúp người dân có một mùa màng bội thu, việc làm ăn thuận lợi, đời sống ấm no.

Không những vậy, hình ảnh bánh chưng xanh còn gợi đến niềm khát khao cuộc sống an cư lạc nghiệp của mọi nhà, đó là hình ảnh thịt mỡ chín, nhân nhuỵ vàng... khiến ta liên tưởng đến đồng quê bội thu, đời sống hạnh phúc của người dân.

banh chung ngay tet
Tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng ngày tết

Bánh chưng chứa đựng cả một “nền văn minh lúa nước” của Việt Nam, đó là sự kết hợp hoàn hảo của những sản phẩm nông nghiệp lúa, đậu và thịt heo trong chăn nuôi, cũng là cội nguồn nguyên liệu nấu ăn quá quen thuộc của người Việt Nam từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, bánh chưng còn thể hiện tấm lòng biết ơn đối với bậc sinh thành. Chính vì thế, bánh chưng còn được dùng làm quà biếu dâng lên ông bà, cha mẹ và thường được bày chung với mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên.

Ý nghĩa bánh chưng ngày tết không chỉ dừng lại ở đó, nó còn mang giá trị tinh thần rất lớn.

Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác háo hức chờ về nhà, đợi đến những ngày cận tết, cả gia đình cùng nhau quây quần cùng gói bánh chưng xanh, tối đến lại ngồi bên bếp lửa hồng cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị về một năm đã qua.

Đợi đến khi bánh chín, rồi dùng tất cả tấm lòng để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đây chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

banh chung ngay tet
Bánh chưng ngày tết có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần

Ngoài ra, không thể không nhắc đến giá trị dinh dưỡng từ bánh chưng. Nhờ vào những nguyên liệu bổ dưỡng từ gạo nếp, thịt heo, đậu xanh được luộc chín mềm sẽ đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Đậu xanh sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng lại độ béo của thịt để giảm bớt vị ngậy, gạo nếp sẽ cung cấp lượng tinh bột đủ cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên ăn vừa phải mới đem lại nhiều lợi ích nhé!

  1. Những loại bánh chưng hiện nay

Nếu trước đây, chúng ta phải chờ đợi rất lâu đến tết mới được thưởng thức bánh chưng. Thì ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể dễ dàng thưởng thức bánh chưng, nhất là dịp lễ hội, cưới hỏi thì nhiều nhà có truyền thống tự gói bánh chưng để đãi khách.

Ngoài loại bánh chưng truyền thống, thì các loại bánh chưng ngày tết bắt mắt sẽ là một gợi ý về cách biến tấu độc đáo khác hẳn năm trước, không chỉ hấp dẫn mà còn rất ngon miệng.

Bánh chưng đen: Đây là bánh được làm từ nếp cẩm của người Tây Bắc tạo nên màu đen độc đáo. Khi chính hạt nếp sẽ bung dẻo, mềm và có vị thanh mát. Về phần nhân, người ta còn cho cả hành và hạt tiêu vỡ vào thịt mỡ, bên ngoài là lớp đậu xanh, được bao bọc bởi lá dong rừng để tạo nên màu xanh đậm đẹp mắt.

banh chung ngay tet
Bánh chưng đen của người Tây Bắc

Bánh chưng ngũ sắc: Về ý nghĩa, năm màu xanh đỏ, tím, vàng, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ - Hoả - Thổ, với mong muốn đem lại sự may mắn cho cả năm suôn sẻ. Loại bánh này được làm từ màu tự nhiên, vì thể không chỉ đẹp mắt mà còn gây hấp dẫn bởi hương thơm lừng.

banh chung ngay tet
Bánh chưng ngũ sắc với ý nghĩa may mắn

Bánh chưng gấc đỏ: Về cách làm, bánh chưng gấc đỏ sẽ tương tự như bánh chưng truyền thống, nhưng khác biệt về khâu cho thêm bột gấc hoặc nước gấc để tạo màu. Về ý nghĩa, nhiều người quan niệm rằng, màu đỏ là tượng trưng cho sự may mắn, hy vọng cả năm sẽ phát tài phát lộc.

banh chung ngay tet
Bánh chưng gạo lứt đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Bánh chưng gạo lứt: Đây là sự kết hợp độc đáo về nguyên liệu tốt cho sức khoẻ, nhất là cho những ai muốn ăn kiêng. Tuy nhiên, về mùi vị chẳng giảm đi độ hấp dẫn một chút nào bởi cảm giác ngọt dẻo, béo béo hoà quyện vào nhau tan trong khoang miệng.

Bánh chưng ngày tết là một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hoá độc đáo, là hình ảnh quen thuộc lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp của nhiều người. Không những vậy, đây còn là một nét văn hoá độc đáo trong mắt của bạn bè quốc tế, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

Tổng hợp các món ăn Tết đặc trưng của ba miền Việt Nam

Món ăn ngày Tết lúc nào cũng được mọi người chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn. Vậy món ăn Tết đặc trưng của ba miền Việt Nam gồm những món nào?

TIN MỚI NHẤT