Bị lừa tiêm chất cấm silicon lỏng tạo 'tai Phật', tay búp măng, người phụ nữ bị biến chứng nặng, 'đau đến buốt óc'

Tin y tế 30/06/2023 16:10

Sau một thời gian tiêm mỡ nhân tạo giúp tạo "tai Phật", tay búp măng, người phụ nữ bị biến chứng nặng, phải nhập viện điều trị suốt 1 tháng sau đó.

Thông tin từ Báo VnExpress, bệnh nhân ngụ Đà Nẵng cho biết thấy người bạn tiêm mỡ nhân tạo giúp tạo "tai Phật" nên làm theo, đồng thời tiêm thêm nhiều vùng khác trên cơ thể. Sau đó, vùng chích bị chai cứng, xuất hiện sưng đỏ, tím tái, đụng vào "đau đến buốt óc".

Cơ sở y tế địa phương nạo hút nhưng tình trạng không thuyên giảm, chị vào TP HCM với hai tai sưng to, vùng cằm áp xe, sưng tấy, hai tay phù to, bầm tím loang lổ. "Đi đến đâu tôi cũng trùm kín tay chân và hai tai vì càng lúc càng sưng to biến dạng", bệnh nhân nói.

Bị lừa tiêm chất cấm silicon lỏng tạo 'tai Phật', tay búp măng, người phụ nữ bị biến chứng nặng, 'đau đến buốt óc' - Ảnh 1
 

 

Bị lừa tiêm chất cấm silicon lỏng tạo 'tai Phật', tay búp măng, người phụ nữ bị biến chứng nặng, 'đau đến buốt óc' - Ảnh 2

Bệnh nhân bị biến dạng, sưng vù sau khi tiêm chất làm đầy. Ảnh: VnExpress

Ngày 30/6, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện JW thông tin trên Báo VnExpress, cho biết hợp chất spa tiêm cho bệnh nhân không phải mỡ nhân tạo mà là silicon lỏng, chất đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong làm đẹp. Ê kíp phải nạo vét toàn bộ silicon lỏng len lỏi khắp các mô cơ, tránh tình trạng chuyển biến xấu, có thể gây nhiễm trùng hoại tử, bắt buộc cắt bỏ tai.

May mắn sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân tái khám với đôi tai cải thiện gần như hoàn toàn, không còn sưng đau, cảm thấy "như được cải tử hoàn sinh, trút bỏ mặc cảm".

 

"Không có chất nào gọi là mỡ nhân tạo", bác sĩ thông tin thêm trên VnExpress, cho biết đây chỉ là chiêu trò quảng cáo của các spa "chui", đánh lừa nạn nhân bằng cách tiêm silicon lỏng vốn đã bị cơ quan chức năng cấm.

Bị lừa tiêm chất cấm silicon lỏng tạo 'tai Phật', tay búp măng, người phụ nữ bị biến chứng nặng, 'đau đến buốt óc' - Ảnh 3
Cẩn trọng với các phương pháp làm đẹp. Ảnh: VTV

Cũng theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, D.T. (20 tuổi, quê TP.Trà Vinh), là một bệnh nhân  điều trị trong tình trạng mặt, môi, má bị cứng đơ; ngực, lưng mọc mụn bởi tiêm phải dung dịch silicon lỏng được "xách tay từ Thái Lan".

Chỉ sau ít giờ tiêm, T. bắt đầu sốt cao, chân run co giật và sau đó là hàng loạt biến chứng ập đến như sưng cứng môi, má; lưng bắt đầu mọc mụn chi chít. Còn một số người khác cũng bị hoại tử vùng tiêm silicon, hoại tử ngực.

Dù được một số cơ sở y tế xử trí nhưng kết quả khó "cứu vớt nhan sắc" khi silicon được tiêm vào đã lan rộng hết hai bầu má. Mặt T. cứng đơ, môi hếch, không thể cười và ăn uống được bình thường được.

"Silicon đóng thành từng khối cứng như bêtông, ngấm sâu và thẩm thấu từ lớp biểu bì da vào tận mô cơ, gây viêm nặng. Chưa hết, chất này lan rộng gây tê cứng hoàn toàn vùng miệng, khiến môi căng cứng, sưng to, phồng rộp và bị tím tái.

Từ năm 1965, giới y khoa đã bắt đầu nhận ra những biến chứng nguy hiểm của việc bơm silicon lỏng vào cơ thể người, đặc trưng là sự xuất hiện của các u hạt.

Cũng thời gian này có những báo cáo nghi ngờ về sự xuất hiện các bệnh tự miễn và nhiều biến chứng khác trên những phụ nữ đã sử dụng tiêm trực tiếp vào ngực.

Năm 1991, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt silicon lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế Việt Nam đã cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể.

 

Cũng theo VTV, chị em làm đẹp để bản thân thấy tự tin hơn là nhu cầu rất chính đáng. Tuy nhiên, không nên quá tin vào các lời quảng cáo hoa mỹ về các phương pháp không cần phẫu thuật nhẹ nhàng, nhanh chóng, không phải gây mê, giá rẻ để rồi ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo, ngay cả với các chất được cấp phép sử dụng như filler cũng được khuyến cáo không nên tiêm vào ngực. FDA khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn. Bởi điều này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm tình trạng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Một bệnh nhi tử vong do mắc tay chân miệng, Bình Dương chỉ đạo giám sát và phòng bệnh chặt chẽ

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 938 ca mắc tay chân miệng (giảm 21% so với cùng kỳ 2022).

TIN MỚI NHẤT