5 nguyên nhân gây đau 1 bên đầu gối và cách giảm đau tại nhà

Sức khỏe 27/11/2019 17:00

5 nguyên nhân nguy hiểm gây ra chứng đau 1 bên đầu gối bạn cần phải biết và gợi ý các cách giảm đau tại nhà hiệu quả, cùng tham khảo tại bài viết dưới đây nhé.

Bệnh xương khớp là một trong những nhóm bệnh diễn ra phổ biến nhất tại Việt Nam bên cạnh các bệnh tai mũi họng, dạ dày,…Đặc biệt tình trạng đau 1 bên đầu gối là biểu hiện diễn ra ở rất nhiều người cả trong lứa tuổi trung niên lẫn những người còn trẻ. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều chứng bệnh liên quan tới xương khớp và dây thần kinh. Vậy nên bạn không được chủ quan và coi nhẹ những biểu hiện bệnh của mình, hãy tới những trung tâm y tế để được khám xét và có hướng điều trị thích hợp.

Nhìn chung, chứng đau 1 bên đầu gối được hình thành do những nguyên nhân cơ bản như sau:

Các nguyên nhân gây đau 1 bên đầu gối

Viêm khớp

Viêm khớp có thể được hình thành do các thoái hóa tuổi già hoặc các bệnh lý về xương khớp gây ra. Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp là những người ở độ tuổi từ 40 trở đi. Tình trạng viêm khớp này thường gây ra các cơn đau 1 bên đầu gối, đặc biệt đau khi đứng lên ngồi xuống, lúc sáng sớm thức dậy hay đau khi vận động mạnh.

Các tác nhân phổ biến nhất gây nên bệnh viêm khớp: Viêm khớp do thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout gây tích tụ axit uric tích tụ trong khớp và các chứng nhiễm trùng đầu gối gây tổn thương tới sụn khớp.

Bị bong gân

Khi đầu gối chịu những tác động mạnh do va đập, do tai nạn có thể khiến tình trạng bong gân diễn ra. Khi bị bong gân, bạn sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ vùng đầu gối, có thể kết hợp đau dữ dội và biểu hiện sưng tấy.

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha 0
Đau một bên đầu gối - Ảnh minh họa: Internet

Chấn thương thể thao

Các vận động viên hoặc những người chơi thể thao thường dễ gặp phải những chấn thương vùng đầu gối. Hầu hết những loại chấn thương do va đập này khá nguy hiểm và để lại những cơn đau nghiêm trọng, kể cả khi đã chữa lành vẫn có thể tái diễn cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi.

Những trường hợp phổ biến trong chấn thương thể thao bao gồm: Vỡ sụn khớp tạo thành dị vật làm nghẹt khớp gối khiến đầu gối bị đau và xuất hiện các biến chứng, trật xương bánh chè cản trở quá trình di chuyển, đứt dây chằng,…

Thoái hóa gân bắp đùi

Chứng thoái hóa bắp là tình trạng gân bắp đùi – một loại gân kheo nối mặt ngoài đầu gối, bị suy giảm chức năng tạo điều kiện cho chứng bệnh viêm gân bắp đùi diễn ra. Từ đó khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội và thường xuyên nếu gân bắp đùi tiếp tục phải chịu những tác động mạnh.

Vấn đề về dây thần kinh

Các dây thần kinh đóng vai trò điều khiển và rải rác khắp toàn cơ thể, vì vậy khi bạn gặp các vấn đề về dây thần kinh có thể khiến các cơ quan bị đau nhức, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy theo độ nặng của các vấn đề thần kinh.

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha 2
Đau đầu gối do chấn thương thể thao - Ảnh minh họa: Internet

Các trường hợp phổ biến nhất

Đau 1 bên đầu gối

Đau một bên đầu gối khả năng cao do các chấn thương chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể, hoặc cũng có trường hợp viêm khớp chỉ xảy ra ở một bên nên sẽ chỉ xuất hiện biểu hiện đau đầu gối bên trái hoặc đau đầu gối bên phải. Để có được kết luận chính xác bạn nên tới những trung tâm y tế để được khám xét kỹ càng.

Đau đầu gối không sưng

Thông thường, khi đầu gối đau mà không sưng là biểu hiện một vài bệnh lý nhất định. Trong đó cơn đau đa phần xuất hiện vào một khoảng thời gian cụ thể như sáng hoặc chiều, đau khi hoạt động mạnh hoặc co duỗi khớp gối, cũng có thể đi kèm với những biểu hiện nóng rát ê buốt,…Bằng mắt thường không thể xác định rõ ràng vấn đề nên bạn cần tới các trung tâm y tế để có kết luận cụ thể.

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha 5
Đau đầu gối phải - Ảnh minh họa: Internet

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Cơn đau đầu gối dù đến từ nguyên nhân gì đều gây ra những khó khăn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống. Đơn giản là vì khi bạn thực hiện hành động này sẽ khiến gối chịu tác động mạnh của trọng lượng cơ thể. Đặc biệt với những người thừa cân, béo phì, việc đứng lên ngồi xuống sẽ tạo ra những áp lực rất lớn làm hệ thống sụn khớp yếu ớt xuất hiện cơn đau. Theo một vài thống kê, tỷ lệ mắc các bệnh về sụn khớp ở người béo phì thường cao hơn những người bình thường.

Đau khi co duỗi chân

Đau khi co duỗi chân xuất phát từ việc phần sụn và khớp bị cọ sát vào nhau khi co duỗi đầu gối. Đây chủ yếu là do hiện tượng thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi. Lúc này sụn khớp và các cơ quan vận động của họ đã không còn hoạt động nhuần nhuyễn như thời trẻ nữa, nên sẽ khó khăn hơn trong các quá trình vận động kể cả cơ bản nhất.

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha 6
Đau khi co và duỗi chân - Ảnh minh họa: Internet

Cách trị đau đầu gối tại nhà

Tập co duỗi chân

Vào mỗi buổi sáng, bạn có thể tập co duỗi chân nhẹ nhàng để các cơ quan được trơn tru hơn. Bạn hãy nằm trên giường hoặc thảm tập thể dục, co chân lại từ từ rồi duỗi ra nhẹ nhàng. Lặp lại khoảng 25-30 lần một chân rồi đổi bên, thực hành hằng ngày để cải thiện sức khỏe và hoạt động hệ xương khớp.

Chườm nhiệt

Chườm nhiệt là một phương pháp đơn giản giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau cũng như các hiện tượng phù nề. Khi bạn mới bị chấn thương, có thể chườm lạnh để máu sớm đông và giảm thiểu cơn đau, nếu bạn đã bị chấn thương được vài ngày thì hãy chườm nóng để các cục máu đông được tan và các mạch máu tại đây có thể tuần hoàn tốt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp giảm nhẹ chứ không thể giải quyết tận gốc nếu bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

Hạn chế ngồi xổm và tập đi bộ vừa phải

Khi bị những chứng như thoái hóa xương khớp, những cơn đau khiến bệnh nhân lười di chuyển và làm xương khớp càng trở nên ù lỳ. Việc nên làm là tập đi bộ vừa phải mỗi ngày một chút để chân được chuyển động nhuần nhuyễn và giữ vững chức chức năng. Đồng nên, không nên ngồi xổm quá nhiều vì tác động khi ngồi sẽ khiến vùng khớp, đặc biệt là khớp đầu gối cảm thấy khó chịu và đau hơn.

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha 7
Chườm lạnh để giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

Ăn thức ăn tốt cho xương khớp

Nếu bạn đang gặp phải các bệnh lý về xương khớp hay đang trong quá trình dưỡng thương, việc bổ sung các thức ăn tốt cho sụn khớp là rất cần thiết. Hãy ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa canxi, photpho, vitamin,…Tránh các thực phẩm mặn và chứa nhiều natri như cà chua, ớt, khoai tây,…Nên ăn nhiều món ăn cung cấp vitamin D, E để hỗ trợ các quá trình hồi phục xương khớp tốt nhất.

Sử dụng một vài loại thuốc giảm đau

Nếu bạn muốn sử dụng gợi ý này, nên có sự tham khảo từ bác sĩ chuyên môn, và chỉ nên dùng khi bị chấn thương, va chạm,…chứ không nên dùng với những bệnh nhân bị thoái hóa do tuổi tác. Đồng thời, phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể để không lạm dụng hay sử dụng sai ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau cơ bản và phổ biến được bày bán tại các cửa hàng dược phẩm, hoàn toàn không khó khăn để tìm mua.

Ấn huyệt

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa và đau xương khớp do các dây thần kinh, có một vài phương pháp bấm huyệt giúp giảm nhẹ vấn đề. Tuy nhiên bạn cần tới các trung tâm y tế để được tư vấn thích hợp và học cách xoa bóp giúp bản thân giảm nhẹ cơn đau tại nhà.

>>> Xem thêm:

- Giải đáp: Đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không?

5 nguyen nhan gay dau 1 ben dau goi va cach giam dau tai nha
Xoa bóp nhẹ giúp giảm cơn đau - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là phân tích những lý do gây ra đau 1 bên đầu gối và gợi ý các phương pháp để giảm thiểu cơn đau tại nhà. Vì các cơn đau sụn khớp thường do thoái hóa hoặc xuất phát từ những vấn đề y tế nghiêm trọng như chấn thương, bệnh viêm khớp,…nên bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả.

HIV có lây qua da không? – 3 nguyên nhân dẫn đến HIV cần biết

Bạn đã biết những con đường lây nhiễm HIV chưa? Liệu HIV có lây qua da không, vết thương không chảy máu có lây HIV không? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT