"Bẫy" định luật đồng hồ khi giáo dục con trẻ

Nuôi dạy con 11/11/2021 06:32

Phương pháp dạy dỗ khác nhau nên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ xuất hiện không ít những bất đồng, lúc này cha mẹ đã rơi vào “cái bẫy” của “Định luật đồng hồ”.

Vào một ngày nghỉ cuối tuần, bạn muốn con mình nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà, xong xuôi đâu đấy rồi sẽ cho thoải mái vui chơi giải trí. Thế nhưng đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào TV, thúc giục nhiều lần mới vào bàn học một cách miễn cưỡng.

Ngay khi đứa trẻ chuẩn bị làm bài tập về nhà, bà nội lại xuất hiện nói: “Hôm nay là ngày nghỉ, vội vàng cái gì, còn có nhiều thời gian mà, cứ để cho cháu nó chơi thoải mái rồi học hành sau cũng được!”.

Bởi vì phương pháp dạy dỗ khác nhau nên trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ sẽ xuất hiện không ít những bất đồng, lúc này cha mẹ đã rơi vào “cái bẫy” của “Định luật đồng hồ”.

'Bẫy' định luật đồng hồ khi giáo dục con trẻ - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Định luật đồng hồ là gì?

Cái gọi là "Định luật đồng hồ" có nghĩa là khi một người có 1 chiếc đồng hồ, anh ta có thể cho bạn biết chính xác thời gian hiện tại, nhưng khi một người có hai chiếc đồng hồ, nếu bạn hỏi anh ta “Bây giờ là mấy giờ?”, anh ta sẽ trở nên bối rối, bởi vì thời gian của hai chiếc đồng hồ có sự khác biệt, nên không cách nào nói cho bạn biết thời gian chính xác.

Nói một cách đơn giản, một cá nhân không thể có cùng lúc hai giá trị và quy tắc ứng xử khác nhau, nếu không cá nhân đó sẽ rơi vào hỗn loạn.

Quy luật đồng hồ thường tồn tại trong quá trình cha mẹ giáo dục con cái. Cha mẹ có những ý tưởng và kinh nghiệm khác nhau khi dạy con, do vậy các giá trị quan và nguyên tắc làm việc mà họ truyền đạt cho con cái của mình cũng là khác biệt.

Mỗi người đều muốn lấy ý nghĩ của mình để áp đặt cho con cái, như vậy đứa trẻ trong quá trình trưởng thành sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn, không biết nghe ai mới đúng, càng sợ nghe bên này sẽ phật ý với bên kia.

Nếu cha mẹ không nhận ra rằng mình đang sử dụng quy luật đồng hồ trong quá trình giáo dục con cái, điều này sẽ mang lại những tác hại nghiêm trọng cho trẻ.

'Bẫy' định luật đồng hồ khi giáo dục con trẻ - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Định luật đồng hồ gây hại gì cho trẻ?

Hiệu quả giáo dục kém

Chúng ta giáo dục con trẻ mục đích đều là hy vọng rằng chúng có thể phát triển tốt hơn, nhưng nếu trẻ tiếp thụ cùng lúc nhiều phương thức giáo dục khác nhau, thì không những không đạt được hiệu quả giáo dục.

Tăng gánh nặng cho trẻ

Ý định ban đầu của cha mẹ là vì lợi ích của con cái, nhưng nếu ý kiến của họ không thống nhất, áp đặt phương pháp giáo dục riêng cho con thì gánh nặng cho con cái cũng sẽ tăng lên.

Ví dụ: Bố muốn con học thêm văn hóa, trong khi người mẹ muốn con học nhạc, ý kiến của cha mẹ không thống nhất, cuối cùng đứa trẻ phải chịu thiệt thòi, nếu phải học cả hai thì đương nhiên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và tăng gánh nặng cho đứa trẻ.

Suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần

Ý kiến của cha mẹ không thể thống nhất, lại thường xuyên cãi vã vì chuyện này, nên trong mắt đứa trẻ, chúng cũng sẽ nghĩ rằng tình cảm giữa cha mẹ không được hòa thuận. Nhiều trẻ nghĩ rằng bố mẹ cãi nhau vì mình sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ.

Làm thế nào để cha mẹ thoát khỏi “Định luật đồng hồ”?

Kiểm soát cảm xúc

Khi cha mẹ gặp vấn đề bất đồng quan điểm khi giáo dục con cái, điều nên làm là kiềm chế cảm xúc của mình.

Tìm kiếm sự thống nhất

Khi quan điểm của cha mẹ có sự bất đồng, giải pháp tốt nhất chính là cố gắng tìm kiếm một sự thống nhất. Hai người nên ngồi lại, đưa ra ý kiến của mình rồi cùng nhau bàn bạc, chọn lựa phương thức tốt nhất cho con.

Cân nhắc đến cảm xúc của trẻ

Dù lựa chọn phương thức giáo dục nào, thì điều chúng ta không thể không cân nhắc đến chính là cảm xúc của trẻ. Giáo dục sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu chúng ta tôn trọng trẻ và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.

Lợi ích đằng sau hành động trẻ ném đồ, xé giấy, cha mẹ đừng vội trách mắng

Khi trẻ đang dần lớn lên và phát triển sẽ có những hành động như ném đồ, xé giấy... bố mẹ đừng vội trách mắng con. Đây chính là cách con đang khám phá thế giới xung quanh mình.

TIN MỚI NHẤT