3 phút cứu trẻ bị hóc dị vật mà cha mẹ nào cũng cần phải biết

Đời sống 25/04/2016 11:28

Đã có nhiều trường hợp đau lòng xảy ra do trẻ bị hóc dị vật mà người lớn không biết cách cấp cứu. Vì thế, việc nắm vững các bước sơ cứu khi trẻ rơi vào tình huống này là điều mà cha mẹ nào cũng cần phải thuộc nằm lòng.

3 phút cứu trẻ bị hóc dị vật mà cha mẹ nào cũng cần phải biết - Ảnh 1
Cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện các thao tác cần thiết giúp con lấy dị vật ra - Ảnh minh họa

Với cha mẹ, không còn gì sốc hơn việc chứng kiến con họ bị nghẹt thở mà không biết làm sao để giúp con. Nhiều trẻ bị di chứng nặng nề, thậm chí tử vong do bị nghẹt thở quá lâu trong thời gian chờ đưa đến bệnh viện.

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, thường cầm bất cứ gì xung quanh để bỏ vào miệng như hạt, tiền xu, bắp rang bơ...vv. Những thứ này là mối nguy hiểm chết người với trẻ vì chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra khi trẻ bị hóc dị vật mà không được sơ cứu kịp thời. Sau đây là những bước đơn giản giúp bạn cứu con trong trường hợp bị hóc dị vật.

Bước 1: Đánh giá tình huống

Nếu con bạn phát ra những âm thanh lạ như khò khè, khó thở hoặc ho khi mở miệng, thế thì bé có thể đang bị khó thở do dị vật.

Nếu bé há miệng nhưng không phát ra âm thanh trong khi mặt đỏ hoặc tím tái, nó biểu thị đường thở của bé bị tắc và bạn phải nhanh chóng giúp bé thở lại bình thường.

Nếu con bạn khóc lớn và ho sù sụ, bé có thể tự làm văng dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bé chỉ ho nhẹ và có vẻ đang bị nghẹt thở, thế thì bạn nên giúp con lấy dị vật ra.

Bước 2: Cố gắng lấy dị vật ra khỏi đường thở

Vỗ lưng

- Đặt cẳng tay trên đùi. Bạn nên ngồi với lòng bàn tay hướng lên.

- Đặt người bé trên cẳng tay bạn, bụng bé tựa vào cánh tay bạn và một bàn tay bạn giữ hàm của bé. Đầu  bé cần nằm thấp hơn thân người.

- Vỗ lưng bé 5 lần, đừng ngại vỗ mạnh một chút.

Nếu vỗ lưng không mang lại hiệu quả, bạn có thể thử phương pháp ép bụng. Dùng một tay giữ bé trong lòng, còn bàn tay rảnh thì giữ đầu của bé. Đầu bé phải thấp hơn thân.

Dùng bàn tay rảnh, đặt 2 ngón tay lên giữa ngực bé ngay dưới núm vú. Nhấn xuống khoảng 4cm và lặp lại động tác này 5 lần.

Lặp lại quy trình này 5 lần trước khi dị vật văng ra.

Video hướng dẫn cách giúp trẻ tống dị vật ra khỏi đường thở:

Bước 3

Nếu không thành công, bạn nên thử biện pháp hô hấp nhân tạo như video bên dưới. 

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT