Đoan Ngọ là lúc thời tiết rất nóng nực nên con người dễ bị bệnh nên rất cần cẩn trọng bảo vệ sức khỏe và cẩn trọng trong các món ăn.
- Cảnh báo nửa cuối tháng 4 âm lịch, 3 con giáp bị Hung tinh đeo bám, tiểu nhân phá hoại khiến công việc xui rủi, tiền mất tật mang
- Chia buồn với 3 con giáp xui xẻo nhất tuần (20/5 - 26/5): HUNG TINH chiếu rọi, vận đen 'vây ráp', công danh tiền tài dắt tay nhau 'đi trốn'
Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ
Tết Đoan ngọ hay còn có tên gọi khác là tết Đoan dương, được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc... gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Ở nước ta, ngày Tết Đoan ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ hoặc giết sâu bọ. Tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau.
Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.
Những món ăn mang lại may mắn vào dịp Tết Đoan Ngọ
Các món ăn trong dịp Đoan Ngọ có tính trừ tà ma, sâu bọ, thanh nhiệt để mang lại sức khỏe và diệt trừ sâu bọ ký sinh trùng.
Thịt vịt: Một số địa phương thường ăn thịt vịt dịp này. Thịt vịt bổ dưỡng và có tính mát nên được xem là món ăn mát giúp quân bình lại thời tiết nóng nực dịp hè. Dịp Tết Đoan Ngọ là lúc mà thời tiết nóng nực khiến người ta dễ ốm đau mệt mỏi, ho, sốt. Món ăn từ thịt vịt có thể giúp khắc phục tình trạng này, mang lại sức khỏe cho gia đình. Trong tiếng Hán thịt vịt đồng âm với áp nên còn mang ý nghĩa trấn áp tà ma, mang lại bình an. Nhiều người Trung Quốc giữ thói quen tặng nhau trứng vịt, ăn trứng vịt muối dịp Đoan Ngọ cầu mong may mắn tốt lành.
Cơm rượu: Cơm rượu là món ăn phổ biến nhất Việt Nam trong dịp Đoan Ngọ và hầu từ từ Bắc tới Nam đều có phong tục này. Cơm rượu giúp giải khát thanh nhiệt và là món ăn được cho là có công dụng diệt ký sinh trùng sâu bọ mang lại sức khỏe, may mắn. Do đó dịp này nhà nào cũng cúng cơm rượu và thưởng thức cơm rượu. Có thể làm cơm rượu nếp cái hoặc nếp cẩm.
Hoa quả nhiệt đới: Hoa quả cũng là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ, đặc biệt trái cây có tính chua chát ngọt như mận, vải, mít, dưa, xoài... Những trái cây giúp tăng cường năng lượng chống lại nắng nóng mùa hè, giúp thải độc.
Bánh trôi nước, bánh gio: Trong truyền thống của người Việt, bánh tro bánh trôi nước thường xuất hiện dịp Đoan Ngọ. Những món ăn này mang tính chất cầu may và thanh nhiệt trừ tà. Bánh trôi nước ngọt giúp khử độc, bánh tro lọc từ nước tro và vôi giúp thanh mát và trừ ký sinh trùng.
Ngoài ra tùy theo vùng miền có những món ăn phổ biến đặc trưng khác như chè hạt kê, bánh ú...
Những việc nên và không nên làm trong Tết Đoan Ngọ
Một số lưu ý truyền miệng trong dân gian về ngày Tết Đoan Ngọ như sau:
Kiêng vứt giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
Tránh để rơi tiền
Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.
Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm thì nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.
Tránh dừng chân ở nơi âm u
Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ bị bệnh tật, tà khí.