Nếu bạn vẫn còn nghĩ đũa ăn vô hại với trẻ nhỏ thì hãy đọc những tai nạn kinh hoàng này

Sống khỏe 14/01/2017 07:09

Với nhiều người châu Á, đũa là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Chỉ vì nó chủ yếu làm bằng gỗ, tre và không nhọn nên nhiều người nghĩ nó vô hại. Nhưng với trẻ nó đó là nguyên nhân gây tai nạn kinh hoàng.

Bé gái 3 tuổi bị đũa cắm vào não thông qua miệng

Khoảng 14h ngày 8/1/2017, cô bé XiaoXiao 3 tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc đã không may gặp tai nạn với đũa khi đang ăn trưa. Trước đó, bé thích thú bưng bát mì nhỏ của mình ra thềm nhà ngồi ăn nhưng không may bị trượt chân ngã và 1 chiếc đũa đã cắm rất sâu vào miệng bé.

Đũa thông qua miệng cắm vào tiểu não của XiaoXiao. Bác sĩ chủ trị cho biết: "Vô cùng nguy hiểm, chỉ cần lệch đi 0,1 cm thôi, bé gái sẽ tắc thở, tim cũng ngừng đập dẫn đến tử vong tại chỗ". 

Nếu bạn vẫn còn nghĩ đũa ăn vô hại với trẻ nhỏ thì hãy đọc những tai nạn kinh hoàng này - Ảnh 1

Theo kết quả kiểm tra, chiếc đũa dài 27.5cm đi vào từ miệng, thông qua họng, tiếp xúc với não trái và cắm vào tiểu não.

Sau khi đã thảo luận và trang bị kỹ lưỡng, ca phẫu thuật của XiaoXiao diễn ra trong suốt 1 đêm. May mắn thay, chiếc đũa đã được đưa ra khỏi cơ thể bé một cách thuận lợi.

Bé 2 tuổi bị đũa cắm vào mắt, chạm tới sọ

Dù mới chưa đầy 2 tuổi nhưng bé Xuyến Xuyến ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc rất thích ăn cơm bằng đũa. Mẹ bé cũng không lo lắng gì mà để con tự do vừa ăn vừa chơi. Ngày 23/11/2016, khi mẹ bận việc dưới bếp, Xuyến Xuyến tự mình ăn cơm bỗng khóc toáng lên. Khi mẹ bé lên thì thấy có 1 chiếc đũa đang cắm vào mắt bé.

Khi được đưa đến viện, vùng mắt trái của bé sưng to, kết quả chụp CT cho thấy phần vành mắt trái và xương sọ bị rạn nứt, chiếc đũa đã đi qua vành mắt và cắm vào sọ của bé, sâu khoảng 5cm. Cuộc phẫu thuật lấy chiếc đũa ra trong vòng 40 phút đã thành công. Ngày 20/12, bé đã khỏe mạnh xuất viện.

Bé trai 2 tuổi bị đũa chọc vào khoang miệng 

Ngày 3/11/2016, bé Hy Hy 2 tuổi ở Trung Khánh, Trung Quốc đã phải vào viện cấp cứu vì đũa chọc vào khoang miệng 12cm. Trước đó, bé chơi đuổi bắt với bà ở nhà, không may đang chạy thì bị ngã úp mặt xuống đất, khiến cho chiếc đũa bé đang ngậm trong miệng chọc sâu xuống dưới.

Được biết, chiếc đũa từ khoang miệng đi qua bên trái vòm họng, chạm vào phía trên amidan rồi di chuyển xuống sâu 12cm sau khi bị nuốt vào. Hơn nữa, chiếc đũa lại ở một ví trí chen giữa các mô nên có phần khó khăn hơn khi lôi ra. May mắn thay, 11h sáng ngày hôm sau, chiếc đũa đã được đưa ra khỏi họng bé trai, bé cũng dần dần hồi phục lại ý thức.

Bé gái 3 tuổi bị đũa chọc xuyên qua miệng

Sự việc xảy ra vào tối ngày 10/2/2016 ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Một bé gái 3 tuổi không may bị đũa chọc vào miệng khi cả gia đình đang cùng nhau dùng bữa. 

Bố bé kể lại: "Lúc đó, con bé đang cầm trên tay chiếc đũa để chơi. Bất ngờ bé bị ngã và khi đứng lên chiếc đũa đã xuyên qua 1 bên má khiến cho mọi người hốt hoảng. Con bé chảy rất nhiều máu và khóc thét trong đau đớn".

Sau khi tiến hành kiểm tra cần sơ bộ, các bác sĩ cho biết, chiếc đũa đâm xuyên má phải, chèn lên não, gây ra một vết nứt hộp sọ và chảy máu não nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, như vậy vẫn có chút may mắn vì nếu chiếc đũa đâm sâu thêm chút nữa có gây tổn thương cho động mạch não, dẫn đến tử vong. Sau đó, bé gái đã được tiến hành phẫu thuật loại bỏ chiếc đũa và chăm sóc chờ hồi phục.

Bé trai bị đũa chọc vào mặt vì vừa chạy vừa ăn cơm

Cuối tháng 1/2016, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc cũng xảy ra một trường hợp trẻ gặp tai nạn với đũa. Cụ thể, khoảng 11h trưa ngày 28/1, bé Hoàng Hạo 2 tuổi rưỡi đang vừa xem hoạt hình vừa ăn cơm thì bé đột nhiên cầm bát đũa chạy ra ngoài. Bỗng bé bị ngã và khóc toáng lên, lúc này chiếc đũa trên tay đã cắm sâu vào bên má phải của bé.

Nếu bạn vẫn còn nghĩ đũa ăn vô hại với trẻ nhỏ thì hãy đọc những tai nạn kinh hoàng này - Ảnh 2

Kết quả chẩn đoán cho thấy, chiếc đũa cắm sâu 8cm vào má phải của bé, đồng thời cắm sâu 3cm vào xương sọ, tình hình vô cùng nguy hiểm. Sau nhiều giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ cuối cùng cũng đã rút được chiếc đũa ra khỏi mặt Hoàng Hạo, cậu bé về cơ bản đã qua cơn nguy hiểm.

Các bác sĩ cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 trường hợp trẻ em nhập viện vì bị thương tổn bởi đũa, đinh, que…đặc biệt thường gặp ở trẻ mầm non. Bác sĩ lại một lần nữa nhắc nhở các bậc cha mẹ: chỉ một phút lơ là của người lớn cũng có thể gây ra nguy hiểm cho con trẻ. Các phụ huynh nên nhớ, khi ăn cơm không cho phép trẻ em chạy nhảy, nô đùa; lưu tâm hơn khi cho trẻ dùng các dụng cụ như đũa, que xiên…để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT