Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tổ hợp của những rối loạn về cảm xúc, thể chất, tâm lý sau thời kỳ rụng trứng của một người phụ nữ, thường kết thúc khi hành kinh bắt đầu. Theo thống kê, khoảng 3 trong mỗi 4 người phụ nữ đã trải nghiệm hội chứng này trong chu kỳ.
- Nguyên nhân khiến kinh nguyệt màu đen là gì?
- Không có bệnh, chu kỳ kinh nguyệt cũng bình thường nhưng “thả” mãi không có con: Sự thật khiến bạn ngã ngửa!
Khi kỳ kinh nguyệt sắp đến, chị em có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng. Đối với hầu hết phụ nữ, chúng chỉ là những điều đơn giản như ngực căng cứng hay thèm ngọt. Nhưng đối với nhiều người khác, những ngày trước khi kỳ kinh nguyệt đến khá khó khăn. Nếu nó làm cuộc sống thường ngày của bạn trở nên bất tiện, đó có thể là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tổ hợp của những rối loạn về cảm xúc, thể chất, tâm lý và tâm trạng mà xuất hiện sau thời kỳ rụng trứng của một người phụ nữ, thường kết thúc khi hành kinh bắt đầu. Theo thống kê, khoảng 3 trong mỗi 4 người phụ nữ đã trải nghiệm hội chứng này trong chu kỳ của mình. Các triệu chứng có xu hướng tái xuất hiện theo một mô hình nhất định. Nhưng các thay đổi về mặt cảm xúc và thể chất có thể dao động từ không quá rõ ràng đến rất dữ dội.
Biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt
Danh sách của các dấu hiệu và triệu chứng tiềm năng khá dài, nhưng hầu hết phụ nữ chỉ gặp một vài trong số những vấn đề này.
Biểu hiện về cảm xúc và hành vi:
- Căng thẳng hoặc bồn chồn, tâm trạng chán nản, dễ xúc động;
- Tâm trạng thất thường và cáu gắt hoặc giận dữ;
- Khẩu vị thay đổi và thèm ăn;
- Khó ngủ hoặc mất ngủ;
- Lãnh cảm;
- Khả năng tập trung suy giảm;
- Ham muốn tình dục thay đổi.
Biểu hiện về thể chất:
- Đau cơ hoặc khớp;
- Đau đầu, mệt mỏi;
- Tăng cân do cơ thể tích tụ nước;
- Đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy;
- Ngực sưng;
- Nổi nhiều mụn.
Bất kể tính nghiêm trọng của các triệu chứng, chúng thường sẽ biến mất trong 4 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt đối với phần lớn phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt chưa được làm rõ, nhưng có vài yếu tố có thể kích thích tình trạng này xảy ra:
Do thay đổi theo chu kỳ của hormone
Các biểu hiện và triệu chứng của hội chứng thay đổi theo biến động nội tiết tố và biến mất khi mang thai và mãn kinh.
Do thay đổi về hóa chất não
Nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh được cho rằng đóng vai trò chủ chốt trong tình trạng tâm lý, khi dao động có khả năng gây ra các triệu chứng PMS. Không đủ lượng serotonin góp phần vào trầm cảm trước hành kinh, mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ.
Do trầm cảm
Một số phụ nữ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng có mắc bệnh trầm cảm chưa qua chẩn đoán, mặc dù chỉ riêng trầm cảm không gây ra tất cả các triệu chứng.
Cách xử lý khi gặp phải hội chứng
Điều chỉnh lối sống và biện pháp khắc phục tại gia
Chị em đôi khi có thể ổn định hoặc làm thuyên giảm những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách thay đổi cách ăn uống, tập thể dục và sinh hoạt thường ngày. Hãy thử những cách này:
Điều chỉnh thực đơn
- Ăn ít hơn và nhiều bữa hơn;
- Ăn ít muối và đồ ăn mặn;
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức tạp như hoa quả, rau xanh và ngũ cốc;
- Ăn thực phẩm giàu canxi (Nếu bạn không thể ăn các thực phẩm làm từ sữa hay không có đủ canxi trong thức ăn, uống bổ sung canxi là lựa chọn thay thế);
- Tránh xa caffeine và chất cồn.
Kết hợp tập thể dục vào thói quen ngày thường
- Dành ít nhất 30 phút đi bộ nhanh, đạp xe, bơi hoặc các hoạt động aerobic phần lớn các ngày trong tuần. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung và làm giảm nhẹ một vài triệu chứng nhất định như là mệt mỏi và tâm trạng chán nản.
- Rèn luyện thả lỏng cơ bắp hoặc các bài tập hít thở sâu.
- Thử tập yoga hoặc đi massage.
Theo dõi các triệu chứng trong vài tháng
Ghi lại các nguyên nhân tiềm năng và thời điểm bùng phát của các triệu chứng, điều này sẽ cho bạn biết cách để giảm nhẹ chúng.
Sử dụng thuốc
Phụ thuộc vào độ nặng của các triệu chứng PMS, bác sĩ có thể kê một hoặc vài loại thuốc dành cho hội chứng tiền kinh nguyệt. Hiệu quả sử dụng thuốc là khác nhau tùy theo từng người. Các loại thuốc phổ biến cho hội chứng này bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: có thể được chỉ định sử dụng trong hai tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Thuốc chống viêm không chứa steroid: nên uống trước hoặc khi hành kinh bắt đầu, loại thuốc này có thể làm giảm đau bụng kinh và căng cứng bầu ngực.
Thuốc lợi tiểu: khi tập thể dục và cắt giảm lượng muối hàng ngày là không đủ để ngăn việc tăng cân, sưng hay đầy hơi liên quan đến PMS, uống thuốc lợi tiểu có thể giúp cơ thể bạn thải các chất lỏng thừa qua thận.
Thuốc tránh thai: những loại thuốc kê đơn này dừng quá trình rụng trứng, từ đó làm dịu các triệu chứng PMS.