Hãy để trẻ vấp ngã và tự đứng lên!

Nuôi dạy con 14/10/2015 18:04

Tính tự lập của con trẻ không phải tự nhiên mà có, nó được rèn luyện, hình thành và nuôi dưỡng thường xuyên ngay từ thời thơ ấu. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tạo cho con trẻ cơ hội tự khẳng định bản thân, dạy cho trẻ những bài học về tính tự quyết…

Đừng xót vì một vết xước ở trẻ

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Minh Uy, Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố, tính tự lập của trẻ được hình thành khi trẻ có thể làm chủ bản thân, nhưng không đồng nghĩa là cha mẹ để con tự “bơi”. Cha mẹ cần luôn trong tâm thế sẵn sàng, để khi trẻ cần sự giúp đỡ phải ở bên cạnh, nhưng cũng không nên làm thay cho con những việc mà con trẻ có thể tự làm được như tắm rửa, ăn cơm, thay quần áo… để tránh hình thành ở trẻ tính ỷ lại.

Chuyên gia Ngô Minh Uy cho rằng: “Bản chất của một đứa con bám mẹ là một bà mẹ bám con”, vì thế, muốn con tự lập thì cha mẹ phải làm gương và rèn luyện con trẻ. Có thể tập cho trẻ tính tự lập ngay từ khi trẻ đang tập đi (khoảng 1 tuổi), khi thấy con bước những bước đi chập chững đầu tiên, cha mẹ rất lo lắng, sợ con bị ngã đau nên lúc nào cũng kề bên để nâng đỡ khi con ngã.

Hãy để trẻ vấp ngã và tự đứng lên! - Ảnh 1
Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp trẻ năng động và khỏe mạnh

Trường hợp của bạn Bảo Nam (quận 7, TP.HCM), trong lần đầu tập đi xe đạp bị ngã trầy đầu gối, người mẹ sợ Nam bị thương nên không cho tập nữa. Kết quả, đến nay đã 20 tuổi nhưng Nam vẫn không biết đi xe đạp, gia đình phải đưa rước suốt ngày, trong khi những đứa trẻ khác (khoảng 10 tuổi) đã có thể tự đạp xe đến trường.

Nhiều chuyên gia phân tích, mỗi con người sinh ra đều có bản năng sinh tồn, khi con trẻ vấp ngã sẽ tự biết cách đứng lên và mau tiến bộ hơn trong những bước đi tiếp theo. Chính vì thế cha mẹ không nên chăm bẵm quá kỹ, khiến con mất đi kỹ năng sống tự lập, mà hãy hướng dẫn để con tiến bộ và hoàn thiện dần.

Cấm đoán dễ dẫn đến… gian dối

Sự quản lý quá chặt của bố mẹ chẳng những khiến con trẻ không thể tự lập được mà còn khiến trẻ bị mất những quyền tự do cơ bản. Từ chuyện ăn mặc, tóc tai đến việc học hành... đều nằm trong tầm kiểm soát của bố mẹ, nhiều phụ huynh nghỉ rằng những việc mình làm vì muốn tốt cho con, vì tương lai của con nhưng lại quên quan tâm tới cảm nhận của con như thế nào? Cách làm này hoàn toàn không phù hợp để nuôi dạy trẻ, nghiêm trọng hơn có thể gây tác dụng ngược. Quá trình này kéo dài có thể khiến trẻ mất đi tính tự lập, đến tuổi trưởng thành sẽ thiếu lập trường riêng, thậm chí chịu lệ thuộc vào người khác.

Hãy để trẻ vấp ngã và tự đứng lên! - Ảnh 2
Trò chuyện một cách bình đẳng giúp trẻ trưởng thành hơn từng ngày

Nguy hiểm hơn, bên ngoài tuy có vẻ nghe lời đó luôn có ý nghĩ phản kháng lại, nghĩ ra nhiều cách tiêu cực để đối phó, qua mặt đấng sinh thành của mình. Bạn Tường My (sinh viên năm 2), chỉ vì một lần được nghỉ học đi chơi với bạn bè, bị bố mẹ phát hiện nên bị kiểm soát thời khóa biểu rất gắt gao. Sau sự việc đó, My đã nghĩ ra cách làm một thời khóa biểu giả với lịch học dày đặc mà bố mẹ không hay biết, để có thời gian rong chơi.

Chị Thùy Trang (quận 3, TP.HCM) chia sẻ về cậu con trai đang học lớp 7 của mình, vì muốn bảo vệ sức khỏe cho con nên chị thường chuẩn bị bữa ăn sáng cho con tại nhà, nhưng không hiểu sao cháu cứ nằng nặc đòi mẹ cho tiền ăn sáng ở trường giống như bao bạn khác. Sau nhiều lần xin tiền mẹ không cho, cháu đã lắn lấy trộm và bị phát hiện.

Thực tế cho thấy, con trẻ cũng có nhu cầu giao tiếp với bạn bè giống như người lớn. Việc quản lý quá chặt khiến trẻ bị ngộp thở, mất niềm tin vào bố mẹ, lâu dần sẽ phản ứng lại một cách tiêu cực.

Cha mẹ và con cái nên trao đổi bình đẳng

Muốn các thành viên trong gia đình có sự thấu hiểu cần có sự tương tác giữa cha mẹ với con cái thông qua giao tiếp và sẻ chia chân thành, giao tiếp thoải mái, thẳng thắn giúp trẻ quen với việc tranh luận và đưa ra ý kiến riêng. Sự trao đổi bình đẳng giữa người lớn và con trẻ sẽ giúp trẻ nhận ra mong muốn của bố mẹ một cách trực diện. Trẻ thường rất tự hào về quyết định của mình, vì thế cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia vào những vấn đề cần bàn bạc trong gia đình như đi du lịch hè ở đâu, đi siêu thị muốn mua những gì? Hay chuyện con trẻ muốn học thêm môn nào, lớn lên con muốn làm gì.... Bố mẹ đừng vì thiếu tin tưởng mà "tước” đi quyền tự quyết định của con, như thế đồng nghĩa với việc dập tắt tính tự lập ở trẻ.

Cần phân tích cho trẻ hiểu dù thế nào cũng cần phải tham khảo ý kiến người lớn về những vấn đề quan trọng, liên quan đến tương lai trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt là ở lứa tuổi 10 – 11, đây là độ tuổi dễ bị ức chế và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, phụ huynh cần phân tích với con hậu quả và chỉ ra hành vi tích cực hơn, bởi sự phát triển các hành vi ở lứa tuổi này ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con trẻ sau này.

Cha mẹ chính là nhà giáo dục, hướng dẫn con cách để tự lập trong cuộc sống ngay từ nhỏ để lớn lên con có thể vững vàng trong cuộc sống.

Xem thêm:

Phu nu va gia dinh

Phu nu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Giai tri

Hiep dam

Lam dep voi mat ong

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT