Cách muối củ kiệu đơn giản ngày tết đảm bảo ngon và giòn

Vào bếp 10/01/2018 15:13

Củ kiệu, dưa hành, bánh chưng xanh, thịt kho tàu là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Nhìn thấy những món ăn này có nghĩa là Tết đang về rất gần, làm cho lòng người xa xứ cảm thấy nôn nao. Để tiết kiệm thời gian, cũng như đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm và cảm nhận được trọn vẹn hương vị cổ truyền thì bạn hãy thực hiện cách muối củ kiệu đơn giản ngày tết theo đúng hướng dẫn sau đây.

 Kiệu là loại củ có từ lâu đời từ thời Hùng Vương. Củ kiệu và cả lá kiệu đều có thể làm các món ăn. Đặc biệt, củ kiệu ngày tết có ý nghĩa rất lớn, giữa vô vàn các món sơn hào hải vị trong dịp tết cổ truyền thường chứa nhiều dầu mỡ, các cánh mày râu bụng luôn chứa đầy bia, rượu… làm tăng cholesterol thì khi ăn củ kiệu muối sẽ có tác dụng làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, lợi tiểu, chữa chứng bệnh đái dắt.

Do đó, bạn hãy bớt chút để muối củ kiệu cho ngày tết. Mặc dù muối củ kiệu khá đơn giản, nhưng cũng đòi hỏi tính kiên nhẫn và tỉ mỉ cao, như vậy món ăn này mới đạt chuẩn: củ kiệu trắng, giòn, không bị hăng.

Nguyên liệu để muối củ kiệu đơn giản ngày tết

Để muối củ kiệu bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

Chọn củ kiệu đồng đồng, vừa, không nên to quá
Chọn củ kiệu đồng đồng, vừa, không nên to quá. Ảnh internet

- 500gr kiệu, lựa củ vừa, đồng đều.

- 1 lít nước + 1 vốc tro bếp.

- 1 lít nước + 1 thìa muối hạt.

- 200gr đường cát trắng + 1 muỗng canh muối. 

- 200ml dấm trắng + 1 muỗng canh đường + ¼ muỗng cà phê muối để ngâm chua ngọt.

- 250ml mắm nguyên chất + 300gr đường cát để dành cho ngâm nước mắm.

Cách muối củ kiệu đơn giản ngày tết

Kiệu muối đúng cách sẽ để được rất lâu
Kiệu muối đúng cách sẽ để được rất lâu. Ảnh internet

Bước 1: Hòa tan tro bếp với nước, cho kiệu vào ngâm qua đêm. Nếu không có tro thì thay bằng ngâm muối, nhưng thời gian ngâm sẽ ít hơn để kiệu không thấm mặn.

Bước 2: Vớt kiệu ra, cắt phần đầu có rễ và đuôi. Tuy nhiên, bạn không nên cắt phần đầu phạm vào trong, như vậy kiệu sẽ ngấm nước, mất đi độ giòn ngon của kiệu. Nếu ngâm kiệu vào nước muối thì sau đó ngâm lại bằng nước đá để kiệu giòn hơn.

Bước 3: Vớt kiệu ra, xả vài lượt nước cho sạch. Sau đó, đem phơi nắng một ngày cho hơi héo. Khi phơi xong, lột bớt màng kiệu, phần rễ khô còn sót lại.

2 cách muối dưa hành giòn ngon đơn giản ăn hoài mà không ngấy

Có 2 cách muối kiệu:

Ướp kiệu chua ngọt

Với cách này bạn xếp kiệu vào hũ ướp với 200gram đường và 1 muỗng muối. Cứ một lớp kiệu dày chừng 2 cm, lại rải đều lớp đường và ít muối, làm như vậy cho đến khi kiệu đầy hũ và hết đường, muối. Sau khoảng chừng 5- 7 ngày đường muối tan ra và thấm vào kiệu.

Nếu muốn kiệu giữ được lâu hơn thì bạn thêm khoảng ½ thìa muối nữa. Đồng thời khi đường tan thì để kiệu lên men tự nhiên. Làm như vậy kiệu có thể giữ được cả năm nếu để trong tủ lạnh.

Đến khi muốn ăn thì vớt kiệu ra và cho sang hũ mới, rồi hòa tan 200ml dấm trắng + 1 muỗng canh đường + ¼ muỗng cà phê muối để đổ vào hũ mới.

Cách ngâm kiệu với nước mắm:

Kiệu muối ăn kèm với bánh chưng xanh sẽ rất ngon
Kiệu muối ăn kèm với bánh chưng xanh sẽ rất ngon. Ảnh internet

Kiệu sau khi phơi khô, xếp vào hũ, kèm theo ít ớt khô. Hòa tan 250ml mắm nguyên chất + 300gr đường cát, nấu chừng 20-25 phút cho keo lại, để nguội hoàn toàn, rồi đổ vào hũ. Ngâm khoảng 3 ngày, nước trong kiệu sẽ loãng mắm. Lúc này đổ nước mắm ra, thắng lại lần nữa cho keo. Tiếp tục để nguội hoàn toàn rồi mới đổ vào hũ kiệu. Cách này có thể để kiệu được rất lâu khoảng 1 năm trời.

Cách làm giò lụa ngon bằng khuôn inox như thế nào?

Cách làm giò lụa ngon bằng khuôn inox khá đơn giản, vô cùng tiện dụng. Bạn là người không khéo léo cũng có thể làm được món giò lụa thơm ngon, mang cái tết cổ truyền đến gần với mọi người nhờ cách này.

TIN MỚI NHẤT