Giổ tổ Hùng Vương 2018 là ngày nào?

Đời sống 09/04/2018 09:48

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất 2018 sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 25/4/ 2018 (tức từ ngày 6 đến 10 /3 âm lịch) tại Đền Hùng, Phú Thọ.

Mới đây, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt kế hoạch Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất. Năm 2018 là năm lẻ nên lễ hội năm nay do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 4 tỉnh: Bình Dương, Kiên Giang, Thái Nguyên và Quảng Nam theo Đề án Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng. Ảnh minh họa: Internet.

Các hoạt động phần Lễ và phần Hội trong giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 được tổ chức trong 05 ngày, từ ngày 21 (Thứ 7) đến ngày 25 tháng 4  năm 2018 (tức ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm Mậu Tuất). Toàn bộ phần lễ được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú Thọ và tiếp sóng trên các đài truyền hình trung ương, các tỉnh, thành.

Thời gian tổ chức nghi lễ dâng hương tại Đền Thượng: Từ 6h30’ phút, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (tức ngày 10 tháng 3 năm Mậu Tuất).

Thời gian dâng hương bắt đầu từ 6h tại Sân Trung tâm lễ hội Đền Hùng lên đền Thượng. Sau đó đặt vòng hoa, thắp hương tại lăng Hùng Vương và dâng hoa trước bức phù điêu có hình tượng“Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong”.

Không gian của phần hội năm nay, TP Việt Trì tiếp tục tổ chức Lễ hội dân gian đường phố, trình diễn các trò dân gian các di sản văn hóa đặc trưng của tỉnh Phú Thọ như: Hội trò trám (huyện Lâm Thao); rước voi Đào Xá (huyện Thanh Thủy); đi cà kheo (huyện Đoan Hùng)…

Lễ hội dân gian đường phố dự kiến được tổ chức vào 19h ngày 21/4/2018 (tức 6/3 Al). Cùng với đó TP Việt Trì đang nghiên cứu xây dựng một số điểm vui chơi giải trí trên địa bàn như: Khu chợ đêm, phố ẩm thực, phố đi bộ... góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương, thu hút đông đảo khách du lịch đến với thành phố, đến với lễ hội.

Tại sao lại có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Quần thể di tích Đền Hùng
Quần thể di tích Đền Hùng. Ảnh minh họa: Internet.

Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.

Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Giỗ Tổ vì thế nên cũng nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi.

Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ khi lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước

Ngày iỗ Tổ Hùng Vương đang đến rất gần. Đây không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc mà còn là cơ hội để chúng ta hiểu rõ sức mạnh giống nòi và sự trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc.

Tìm hiểu về lịch sử lễ hội Đền Hùng

Lịch sử lễ hội Đền Hùng gắn liền với nhiều câu chuyện thú vị và đến nay, chúng vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

TIN MỚI NHẤT