TS Lê Thẩm Dương bàn về sống đẹp: Đối lập với sống đẹp là sống bẩn

Xã hội 19/11/2018 06:00

Gần đây trong chương trình Quyền lực ghế nóng, khi đạo diễn Lê Hoàng đưa ra quan niệm "tốt với xã hội mà tệ bạc với gia đình vẫn là sống đẹp", TS Lê Thẩm Dương đã có những lý luận vô cùng sắc bén và sâu cay.

TS Lê Thẩm Dương bàn về sống đẹp: Đối lập với sống đẹp là sống bẩn - Ảnh 1

Có hai vấn đề được đưa ra bàn luận ở đây đó là vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ và sống đẹp, về phía đạo diễn Lê Hoàng đã có một số quan điểm như sau:

Về phẫu thuật thẩm mỹ: Cái đẹp bây giờ rất quan trọng. Khi đẹp rồi thì làm gì cũng dễ dàng và có nhiều điều kiến thức không mang lại được. Quan điểm của tôi rất rõ ràng và cực đoan như vậy.

Về vấn đề sống đẹp: "Nói sống đẹp là sống với cá nhân, gia đình và xã hội thì chẳng khác nào nói con trai mà muốn lấy vợ là phải sống có đức hạnh và trí tuệ. Trong cuộc sống, đôi khi phải chọn một thôi. Đế vươn đến cả hai bình diện, gia đình và xã hội là rất khó, nên cần phải thực tế".

Tuy nhiên, đứng trước những bình luận này, TS Lê Thẩm Dương đã có những phản biện rất sắc bén. Ông chỉ ra được những điều quan trọng đó là phẫu thuật thẩm mỹ phải có tính kết hợp, làm đẹp cho hình thức phải đi liền với làm đẹp về nhân cách, về nội tâm. Đồng thời ông còn chia sẻ quan niệm của mình về sống đẹp và sống bẩn nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Đẹp là cân đối chứ không phải đẹp là chân dài

7 tỷ người trên hành tinh này đều thừa nhận rằng, với phụ nữ thì đẹp là nhu cầu số 1. Khi hết đẹp, phụ nữ sẽ mất cân bằng về tâm lí. Bởi vậy, thật dại dột cho những anh chồng bắt vợ vất vả. Đáng lẽ phải thuê osin, để giúp vợ giữ lại cái đẹp.

Vai trò của cái đẹp là tạo ra tự tin, cân bằng tâm lý. Phụ nữ có thể đẹp bằng quần đùi, cắt tóc. Giải phẫu thẩm mỹ chẳng khác nào cái áo? Tại sao lại lên án?

TS Lê Thẩm Dương bàn về sống đẹp: Đối lập với sống đẹp là sống bẩn - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Về pháp lý, xã hội học đều không có quyền cấm giải phẫu thẩm mỹ. Những anh phản đối phẫu thuật não chỉ như hạt đậu.

Giải phẫu thì ai cũng biết, nhưng thẩm mỹ thì chưa chắc. Giải phẫu phải ra thẩm mỹ, chứ giải phẫu thẩm mỹ mà xấu thì thật ngu xuẩn. Điều này đang rất phổ biến.

Đẹp là cân đối chứ không phải đẹp là chân dài. Những anh lên sân khấu đầu bóng mượt, khoe khoang chức vụ thực chất là giấu cái dốt bên trong. Giỏi người ta không mặc thế đâu. Cứ nhìn anh Đức Hoàng Anh Gia Lai, nhìn Jack Ma thì sẽ biết.

Bởi vậy, phải nâng hiểu biết thì mới nâng thẩm mỹ được. Quan niệm về cái đẹp có cách nhìn của riêng nó.

Giải phẫu là chuyện nhỏ nhưng thẩm mỹ không nhỏ. Phải tự học được, đừng theo trào lưu.

Phẫu thuật thẩm mỹ nên có tính kết hợp. Nó phải kết hợp với nghề nghiệp, cá tính, nội tâm, sức khỏe và cái mình đang có. Nhiều người phẫu thuật xong nhìn như ma nơ canh, kinh lắm mà không dám chê.

Đừng can thiệp vào người không giải phẫu và người giải phẫu. Tại sao báo chí suốt ngày soi mói cô này cô kia phẫu thuật hay không. Về mặt pháp lý, anh hỏi tôi là quyền của anh nhưng tôi nói hay không là quyền của tôi.

Điển hình của sống bẩn là bất nhân, không phải là người

Ở nước ngoài, khi thấy đánh nhau, tai nạn, điều đầu tiên người ta làm là đứng rộng ra cho công an nhảy vào. Còn ở Việt Nam thì mỗi người là một anh công an luôn, tự phán xử xem thằng nào đúng thằng nào sai, khiến công an không thể vào xử lí được. Xử lí tốt phải nằm trên một tri thức thì mới đẹp được.

TS Lê Thẩm Dương bàn về sống đẹp: Đối lập với sống đẹp là sống bẩn - Ảnh 3

Ảnh minh họa

Chị Vân Hugo khó lòng sống bần lắm, còn chị Anh Thư muốn ác, muốn sống âm mưu cũng không được.

Trong cơ thể mỗi người có 4 phẩm hạnh. Đó là sự tài tình của Đường Tăng, sự quái quỷ của Tôn Ngộ Không, thái độ lao động nhẫn nại của Sa Tăng và bẩn thỉu của Trư Bát Giới. Tuy nhiên, tỷ trọng phẩm hạnh này sẽ khác nhau ở mỗi người.

Sống đẹp là sống làm người, sống làm công dân, tức là tuân thủ luật pháp. Ra đường mà vượt đèn đỏ thì bẩn lắm. Ở nước ngoài, mở mồm ra là phải xin lỗi. Nếu chẳng may quệt vào tay người ta mà không xin lỗi, cảnh sát nó vật chết anh ngay.

Sống đẹp là phải lao động. Đằng sau thành công là bóng dáng của lao động. Cái đẹp của đàn ông là cái đẹp trong lao động. Chứ đẹp trai, cao to, chở gái đi chơi tối đa đẹp được một tuần thôi, không lâu dài được.

Bản thân tôi mà để cạnh con khỉ, đôi khi con khỉ đẹp hơn tôi. Nhưng rất nhiều gái vẫn mê tôi vì tôi lao động cật lực. Sống đẹp là phải làm người, làm công dân và lao động.

Đối lập với sống đẹp là sống bẩn. Biểu hiện của sống bẩn là bất hiếu, bất tín, bất trung, bất tuân, bất thành (không chân thành).

Điển hình của sống bẩn là bất nhân, không phải là người. Anh Lê Hoàng nói đúng nhưng chỉ là một khía cạnh thôi. Đạo đức chính là ở lao động đấy.

Sống đẹp đôi khi nhìn biểu hiện hơi vô cảm, nhưng thực chất vẫn là sống đẹp.

Chẳng hạn, thấy tai nạn mà đứng dạt ra thì nhìn có vẻ vô cảm, nhưng lại là tôn trọng luật pháp, tôn trọng công an. Bởi vậy, phải phán xét vô cảm trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Muốn giúp đỡ người khác thì phải nâng tri thức lên, chứ giúp đỡ mà cứ đưa tiền chẳng khác nào thương hại. Cho người khác cần câu chứ không ai cho con cá. Đã là người phải biết rung cảm.

Những chia sẻ chân thành không kém phần sắc sảo của TS Lê Thẩm Dương đã có một sự nhắc nhở và gửi đến nhiều bài học cho rất nhiều bạn trẻ. Việc làm đẹp và sống đẹp giống như hai khía cạnh song song của mỗi con người. Đừng chỉ chú ý đến làm sao cho bản thân đẹp lên mà quên đi phải làm bản thân tốt lên như thế nào.

Hiện trường lũ cuốn, sạt lở làm 12 người tử vong ở Nha Trang

Đến 14h ngày 18/11, cơ quan chức năng xác nhận ít nhất 12 người thiệt mạng vì sạt lở, mưa lũ ở Nha Trang.

TIN MỚI NHẤT