Dịch COVID-19 ở Nhật Bản đột ngột giảm mạnh nhờ biến chủng Delta 'tự hủy diệt'?

Tin y tế 22/11/2021 09:40

Vài tuần qua, dịch bệnh tại Nhật Bản có dấu hiệu đột ngột suy giảm, khi số ca mắc mới mỗi ngày giảm mạnh.

Theo VTV đưa tin, vài tuần qua, dịch bệnh ở Nhật Bản có dấu hiệu đột ngột suy giảm sau thời gian bùng phát mạnh do biến chủng siêu lây nhiễm Delta. Các học giả chỉ ra nguyên nhân do một số khả năng giúp Nhật Bản tạm thời thoát khỏi dịch bệnh căng thẳng như hiện nay.

Yếu tố đầu tiên là tỷ lệ bao phủ vaccine cao, với 75% dân số đã được chủng ngừa đủ 2 mũi. Các khả năng khác là thói quen giãn cách xã hội, đeo khẩu trang đã ăn sâu bén rễ trong văn hóa, sinh hoạt của người Nhật.

Kể từ đầu tháng này, các cửa hàng ở Tokyo đã được phép mở cửa muộn hơn 21 giờ. Tại các cửa hàng vẫn luôn thực hiện biện pháp chống dịch đầy đủ như cung cấp nước sát khuẩn và đo thân nhiệt đối với khách hàng.

Cuối tháng 10, giới chức Nhật Bản cho biết, một số nguyên nhân nữa như thời tiết mát mẻ hơn, hệ thống xét nghiệm hiệu quả, cùng thái độ cảnh giác của người dân cũng góp phần giúp giảm mạnh số ca lây nhiễm. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất được cho là xuất phát từ biến đổi gene của virus trong quá trình tự nhân bản.

Dịch COVID-19 ở Nhật Bản đột ngột giảm mạnh nhờ biến chủng Delta 'tự hủy diệt'? - Ảnh 1
Tại Nhật Bản, biến thể Delta dường như đang bị cô lập bởi vaccine và các phương pháp phòng dịch từ bên ngoài, trong khi lại 'tự hủy' từ bên trong

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng biến chủng Delta ở Nhật Bản tích lũy quá nhiều đột biến đối với protein mang nhiệm vụ sửa lỗi di truyền - có tên nsp14. Hệ quả là virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi gene của chính nó, cuối cùng dẫn tới "tự hủy diệt".

Nsp14 có vai trò quan trọng là bảo vệ không để virus bị phân hủy. Các nghiên cứu đã cho thấy khi nsp14 bị tê liệt, khả năng tự nhân bản của virus giảm đáng kể. Đây có thể là một yếu tố khiến dịch bệnh hạ nhiệt.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy ngày càng nhiều người dân châu Á sở hữu enzyme phòng vệ có tên APOBEC3A, có khả năng tấn công các virus RNA, trong đó có virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, số người châu Âu, châu Phi sở hữu enzyme này ít hơn hẳn.

Tại Nhật Bản, biến thể Delta dường như đang bị cô lập bởi vaccine và các phương pháp phòng dịch từ bên ngoài, trong khi lại "tự hủy" từ bên trong đã khiến cho virus này dần không còn chỗ đứng. Thế nhưng cũng không thể chủ quan bởi nếu một loại biến thể khác mạnh hơn Delta xuất hiện thì vẫn có thể đe dọa đến thành quả chống dịch.

Các chuyên gia cảnh báo về mức độ nguy hiểm của hai biến thể nhánh Delta

Các nhà khoa học nhận định, hai hậu duệ mới của Delta dường như có lợi thế sinh tồn, dễ lây lan hơn một chút. Điều này cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể vẫn còn cơ hội để tiếp tục thích nghi với con người.

TIN MỚI NHẤT