Cách làm bánh ú tro chuẩn vị cúng Tết Đoan Ngọ

Đời sống 12/06/2020 09:45

Để thưởng thức được món quà quê hương chuẩn vị truyền thống, có độ dẻo, bùi, ngọt, thơm ngon thì bạn hãy thử ngay cách làm bánh ú tro dưới đây.

Bánh ú tro mang trong mình tinh hoa văn hóa ẩm thực dân tộc. Là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt. Bánh có màu vàng tro đặc trưng, dẻo dính nhờ nước tro tàu. Đây là dung dịch kiềm an toàn và phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn.

cach lam banh u tro
Bánh ú tro món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh ú tro được làm từ những nguyên liệu chính là: gạo nếp và đậu xanh và nước tro. Có nhiều loại nhân: thịt heo, trứng muối nấm… làm đa dạng hương vị và nổi bật lên ẩm thực quê hương. Hơn nữa, bánh này có vị nhạt, tính mát nên thích hợp với trẻ em, người già đang bị nóng sốt. Đồng thời giúp trung hòa bớt chất độc hại có trong đồ ăn thức uống để bảo vệ sức khỏe. Do đó, bạn không nên bỏ lỡ cách làm bánh ú tro sau đây, hãy vào bếp thực hiện để gia đình cùng được thưởng thức món bánh này.

1. Cách làm bánh ú tro lá chuối

Nguyên liệu làm bánh ú tro

  • Nước tro tàu
  • Gạo nếp
  • Lá chuối
  • Lạt ( hoặc dây nhựa nếu không có lạt)
  • Đường tán

Cách làm:

Làm nước tro tàu

Bạn hãy lấy phần tro đã chuẩn bị sẵn, sau đó đổ nước cất vào và tạo thành hỗn hợp nước cất tro. Ngâm trong khoảng 1 ngày. Sau đó dùng vải lọc để loại bỏ tro. Phần nước sau khi lọc xong thì để cho lắng xuống. Tiếp tục lọc thêm lần nữa cho tinh khiết. Cuối cùng lấy nước tro vừa lọc được cho vào bình để sử dụng.

cach lam banh u tro 1
Màu vàng trong của bánh ú là nhờ vào nước tro tạo nên

Nước tro có thể gây phỏng khi tiếp xúc với da thịt của chúng ta, vì vậy bạn cần phải cẩn thận. Loại nước này sau khi lọc xong thì không nên để trong bình nhôm hoặc thiếc. Bởi nước tro tàu có nhiều thành phần chất khoáng, nhiều canxi, kali… và đặc tính kiềm mạnh. Nếu đựng trong bình nhôm, thiếc có thể gây ra các phản ứng hóa học làm biến đổi tính chất của nước tro, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sau khi đã lọc xong nước tro tàu thì bạn hãy để tránh xa tầm tay trẻ em.

Nước tro tàu sẽ làm cho vị bánh đậm hơn, giữ được mùi lâu hơn, đặc biệt có được màu sắc bắt mắt. Chính vì vậy, đây là nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh ú tro.

Cách làm bánh ú tro

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ gồm có bánh ú, cơm rượu kết hợp với mâm ngũ quả có ý nghĩa một mùa bội thu, có tác dụng diệt trừ sâu bọ gây bệnh.

Do đó, mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, loại bánh này được bày bán rất nhiều ở chợ, ngay cả trong siêu thị cũng có. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang có những báo động nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình và có một cái Tết Đoan Ngọ an toàn, sum vầy, hạnh phúc. Thay vì đi mua thì bạn hãy tự tay làm những chiếc bánh ú ngon cho mọi người thưởng thức.

Để làm món này, bạn hãy lấy gạo nếp ngâm qua đêm, sau đó vo sạch và để ráo. Nếu thích bánh có vị ngọt hoặc mặn thì có thể cho thêm chút đường hoặc muối trộn chung khi gạo đã được vo sạch. Sau đó, mang gạo ngâm với nước tro tàu một đêm, khi gạo nở và thấm nước tro tàu, chúng ta sẽ bắt đầu làm bánh.

cach lam banh u tro 2
Bánh ú tro thường gấp thành hình tam giác, nhìn bắt mắt

Hình dạng của bánh ú tro sẽ khác nhau ở mỗi vùng miền. Ở miền Bắc người ta thường làm theo hình trụ, giống như bánh tét. Bề ngang của nó cũng chỉ khoảng 2 ngón tay. Nhưng ở miền Nam hoàn toàn khác, bánh được gói bằng lá chuối, cho gạo vào rồi gấp theo kiểu hình tam giác. Các góc được gấp vô cùng cẩn thận. Khi lên mâm cúng trông rất đẹp mắt.

Đến khi gói xong thì bạn có thể xếp vào nồi luộc như bánh chưng. Luộc trong khoảng 2-3 tiếng rồi vớt ra để nguội. Món bánh này sẽ đượm vị và ngon hơn rất nhiều khi ăn kèm với nước chấm đường.

Để làm nước chấm, bạn hãy đun sôi khoảng 300ml nước, thả đường tán vào đến khi tan hết. Sau đó, vặn lửa nhỏ lại cho nó sôi đến khi keo lại rồi tắt bếp để nguội. Nước chấm này có thể bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi lần ăn bánh ú tro thì ăn kèm, sẽ rất là ngon đấy.

Bánh ú tro sẽ thơm ngon đúng chuẩn khi hạt gạo trong, có vị thơm, mềm, dẻo và càng tuyệt vời khi chấm với nước đường nấu. Tuy nhiên, nếu để ở nhiệt độ thường thì bánh sẽ không giữ được lâu. Vì vậy, bạn hãy bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Đây cũng là cách bảo quản bánh ú tro phổ biến nhất hiện nay, hạn chế được vi sinh vật từ bên ngoài tấn công. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản, bạn hãy thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không.

Mỗi lần ăn thì hãy đưa vào lò vi sóng hoặc hấp, ngoài ra cũng có thể chiên. Nhưng nếu chiên thì bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần. Bởi nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn, không tốt cho sức khỏe.

2. Cách làm bánh ú tro lá tre

Ngoài lá chuối thì bánh ú còn được gói bằng lá tre. Đây là một loại lá đặc biệt, gắn với cây tre hình ảnh hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Những chiếc bánh nhỏ nhỏ, xinh xinh nhìn rất đẹp mắt. Bánh có hình chóp, nhỏ, bên trong là nếp cùng với đậu xanh và có vị ngọt thanh.

cach lam banh u tro 3
Bánh ú gói bằng lá tre mang hương vị đặc trưng dân tộc Việt

Các nguyên liệu và sơ chế cũng giống với cách làm bánh ú bằng lá chuối. Tuy nhiên, công đoạn gói sẽ khác. Bởi khi gói bằng lá tre đòi hỏi người gói phải tỉ mỉ hơn, vì loại lá này khá nhỏ. Một khi xắp lá không đều sẽ khiến bánh bị hở, trông rất xấu. Khi luộc nước sẽ vào, khiến bánh rất nhạt.

Do đó, khi gói bánh ú lá tre, bạn cần phải ngâm lá tre vào nước ấm cho lá mềm, sau đó, rửa sạch lau khô. Tiếp theo, xoắn lá tre thành hình chiếc phễu, dùng thìa múc 1 muỗng canh nếp cho vào trước. Tiếp sau đó cho thêm một muỗng nhân đậu vào giữa, sau đó tiếp tục cho 1 muỗng canh nếp lên. Cuối cùng dùng muỗng ém chặt phần nếp lại với nhau, gói thật chặt tay.

Nhìn có vẻ dễ, nhưng để gói bánh chặt tay, làm cho phần lá thật gọn và phủ kín hết phần bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận rất cao. Do đó, không mấy người trẻ có thể gói được bánh ú bằng lá tre. Sau khi gói xong, bạn sẽ dùng dây lạt buộc cố định và xâu bánh thành từng chùm. Mỗi chùm khoảng 10 chiếc là vừa đủ.

Khi công đoạn gói đã hoàn tất thì hãy cho bánh vào nồi đổ ngập nước rồi luộc. Thời gian đun từ 1 tiếng đến 3, 4 tiếng, tùy vào kích thước của bánh. Bánh chín thì bạn vớt ra nhúng vào chậu nước lạnh cho bánh mau nguội, giữ màu xanh lá. Cuối cùng treo bánh lên cao, thoáng gió cho ráo nước, công đoạn này sẽ giúp bánh để được lâu hơn.

cach lam banh u tro 5
Ở miền Nam thường gói bánh ú tro bằng lá chuối

Bánh sẽ có màu vàng nâu nhưng rất trong, có thể thấy ẩn hiện phần nhân đậu xanh bên trong bánh. Ngay từ miếng đầu tiên cắn vào, bạn đã có thể cảm nhận được vị ngọt thanh, mềm dẻo và thơm ngon của gạo nếp. Cùng hương thơm nhè nhẹ, rất riêng của lá tre. Một khi đã ăn rồi thì sẽ rất khó để quên được.

Việc ăn bánh ú tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống mà còn giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể. Đồng thời góp phần đề phòng và hỗ trợ chữa một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh gút, sỏi thận…

Vì vậy, nếu có thời gian thì bạn hãy thử áp dụng cách làm bánh ú tro ở trên nhé. Nếu không thì có thể mua bánh ú tro ở những vùng quê nổi tiếng như ở miền Bắc là làng Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội; miền Trung là Quảng Nam hoặc bánh ú tro Yên Lãng, Thọ Xuân, Thanh Hóa; ở Miền Nam có bánh ú tro Phú Yên, Bình Định… để thưởng thức.

Hướng dẫn cách làm bánh ú người Hoa đơn giản mà vô cùng ngon và hấp dẫn

Bánh ú là loại bánh thường được làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Không chỉ người Việt mà người Hoa cũng rất ưa chuộng món bánh ú mặn với hương vị ngon đặc trưng khó tả trong dịp lễ này. Cách làm bánh ú người hoa đơn giản dễ làm có thể tự tay làm tại nhà. Cùng vào bếp trổ tài với để làm món bánh ú của người hoa cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé !

TIN MỚI NHẤT