Lễ hằng thuận tại chùa – Ý nghĩa và các nghi thức nên có

Tâm linh - Tử vi 20/08/2018 14:12

Lễ hằng thuận tại chùa là một đám cưới nhỏ của đôi bạn trẻ giúp cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân hòa thuận, hạnh phúc và suôn sẻ hơn.

Không ít những cặp đôi ngày nay lựa chọn tổ chức lễ hằng thuận tại chùa nhằm giúp cho cuộc sống gia đình sau này có nhiều thuận lợi hơn. Vậy lễ hằng thuận là gì và nghi thức chuẩn bị lễ hằng thuận tại chùa như thế nào cho đúng? Câu trả lời cho điều này nằm ở bài viết dưới đây.

Lễ hằng thuận tại chùa – Ý nghĩa và các nghi thức nên có - Ảnh 1

Lễ hằng thuận được tổ chức tại chùa là một nghi thức hướng đến mong muốn cuộc sống hôn nhân lứa đôi bền vững

Lễ hằng thuận là gì?

Lễ hằng thuận là hôn lễ cho lứa đôi được tổ chức tại chùa theo nghi lễ của Phật giáo với mong muốn vợ chồng khi chung sống sẽ mãi mãi hòa thuận, biết nhường nhịn nhau, sống đúng đạo lý. “Hằng” có nghĩa là luôn luôn, “thuận” có nghĩa là thuận hòa, hai vợ chồng sau khi kết hôn sẽ luôn cùng hướng về những điều tốt đẹp nhất, những điều thiện trong cuộc sống.

Lễ hằng thuận bắt nguồn từ ông Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940, quê quán: Hải Dương), là một nhà nho, bút danh là Đồ Nam Tử. Ông được coi là người đã khởi xướng nên nghi lễ này với suy nghĩ khi lứa đôi kết hôn tại chùa sẽ là một hình thức giúp cho cặp đôi gặp nhiều may mắn và được răn dạy đạo lý hôn nhân.

Lễ hằng thuận tại chùa – Ý nghĩa và các nghi thức nên có - Ảnh 2

Cặp đôi tổ chức lễ hằng thuận tại chùa được răn dạy những đạo lý hôn nhân và cuộc sống

Thủ tục làm lễ hằng thuận

Tùy từng nơi mà nghi thức tổ chức lễ hằng thuận tại chùa lại khác nhau, song hầu hết thủ tục làm lễ hằng thuận sẽ bao gồm những bước sau:

Nhờ cậy một vị trụ trì trong chùa có uy tín, được tôn kính để chủ trì cho hôn lễ của cặp đôi. Hai vợ chồng trẻ sẽ có lòng thành đóng góp cho chùa để trang trí chính điện tổ chức hôn lễ cùng các chi phí chuẩn bị hoa quả, nhang đèn.

Lễ hằng thuận được tổ chức ở chính điện với sự chứng kiến của các chư tăng trong chùa và họ hàng, thân thích hai bên nội ngoại của cô dâu, chú rể. Cặp đôi sẽ quỳ trước bàn dài, hướng về cửa phật để nghe những lời dạy và làm theo chủ hôn chỉ dạy.

Lễ hằng thuận tại chùa – Ý nghĩa và các nghi thức nên có - Ảnh 3

Lễ hằng thuận có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của vợ chồng trẻ

Trong trường hợp cô dâu chú rể đã quy y thì chủ hôn sẽ tiến hành nghi lễ kết hôn gồm: tuyên bố lý do, giới thiệu những thành phần tới tham dự và để đại diện của hai họ có đôi lời phát biểu. Còn nếu như cô dâu chú rể chưa quy y thì cần tiến hành làm lễ quy y.

Sau khi cặp đôi cô dâu chú rể phát nguyện thì chủ hôn sẽ có những răn dạy về đạo lý trong hôn nhân và trong xã hội. Nghi thức buộc dây tơ hồng vào tay cặp đôi với mong muốn vợ chồng mãi gắn kết bền chặt cũng do chủ hôn thực hiện.

Trước khi trao nhẫn, cặp đôi quỳ lạy tạ ơn cha mẹ và gia đình nội ngoại, ký tên vào giấy chứng nhận. Sau khi trao nhẫn cho nhau thì chủ hôn sẽ giảng dạy về những ý nghĩa của việc trao nhẫn ngày cưới. Những phần giảng dạy đạo lý cho phật tử này được chủ hôn xen kẽ vào các phần trong đám cưới nhằm giúp vợ chồng mới cưới có được những tư tưởng đúng đắn khi kết hôn.

Lễ hằng thuận tại chùa – Ý nghĩa và các nghi thức nên có - Ảnh 4

Lễ hằng thuận là cầu nối văn hóa tốt đẹp giữa đời sống tâm linh và đạo làm người của dân tộc

Sau khi hai bên gia đình có những chỉ dạy cho cô dâu chú rể phải sống sao cho hòa thuận, hạnh phúc thì bên nhà chùa và gia đình bắt đầu nghi thức tặng quà cho nhau để gửi gắm những may mắn và lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Lễ chính hoàn thành, có thể tiến tới dùng trà bánh hoặc tiệc chay ngay tại chùa

Chuẩn bị chi phí làm lễ hằng thuận

Thông thường, chi phí tổ chức cho lễ hằng thuận của lứa đôi dao động trong khoảng vài triệu đồng. Cô dâu chú rể sẽ cần chuẩn bị trước khoảng 2-5 triệu tùy vào mong muốn của gia đình để trang trí cho chính điện trong ngày cưới.

Đồng thời, mỗi họ nhà trai và nhà gái cũng cần một phong bì khoảng 5 triệu tùy tâm gửi đến nhà chùa để chuẩn bị nhang đèn, hoa quả thực hiện buổi lễ. Ngoài ra, còn có chi phí mua trà bánh hoặc tổ chức tiệc chay tại chùa với giá dao động khoảng 1 triệu đồng cho một mâm cỗ chay.

Trong thời buổi hiện đại, lễ hằng thuận tại chùa lại càng được các đôi trẻ quan tâm nhiều hơn với mong muốn vợ chồng sau khi kết hôn có được cuộc sống viên mãn, hạnh phúc trọn đời, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Những con giáp, chưa lấy chồng thì kêu nghèo kể khổ nhưng kết hôn rồi thì sướng hơn tiên, tiền bạc rủng rỉnh

Đây là những con giáp sau khi kết hôn rồi cực kì giàu có, sự nghiệp, tiền bạc , công danh cứ phất lên như diều gặp gió.

TIN MỚI NHẤT