Yêu dưới nước có 'sướng' như bạn tưởng?

Sống khỏe 14/08/2017 17:06

Nhiều người vẫn truyền tai nhau về tư thế “yêu” dưới nước như một kiểu “đổi gió” lãng mạn. Nhưng nó có thực sự tốt?

Bạn có thể thay đổi không gian để làm mới chuyện yêu đương nhưng cần trang bị những kiến thức cần thiết để không gây rắc rối cho sức khỏe. “Yêu” dưới nước có thể thỏa mãn trí tò mò của bạn nhất thời nhưng lại tiềm ẩn những hệ lụy đáng tiếc.

Yêu dưới nước có 'sướng' như bạn tưởng? - Ảnh 1
"Yêu" dưới nước có thể rất thú vị, nhưng cũng "trầy trật" lắm. (Ảnh: hdwallpapers)

Không an toàn như bạn nghĩ 

Phải thừa nhận rằng việc thay đổi môi trường từ khô ráo sang ẩm ướt có thể đem lại nhiều cảm xúc mới lạ. Nhiều cặp đôi còn cho rằng “yêu” trong nước vui thú và đem lại nhiều khoái cảm hơn cả trên giường, đặc biệt là nước ấm. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn là bạn có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình d.ục, đường tiết niệu, nhiễm nấm…

Đầu tiên, nước bồn tắm và hồ bơi không được khử clo đầy đủ sẽ làm tăng lượng vi khuẩn. Mặt khác, clo có thể làm suy giảm vi khuẩn có ích cho cơ thể và thay đổi độ pH tự nhiên trong âm đ.ạo, dẫn đến việc bạn sẽ nhiễm nấm. Nước biển hay nước sông hồ cũng gây ra vấn đề tương tự vì thường chứa các vi khuẩn lạ hay ký sinh trùng amoeba, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, thành âm đ.ạo dễ tổn thương do bỏng rát, xước, dẫn đến viêm nhiễm khi nước xâm nhập, đồng thời rửa trôi chất nhờn tự nhiên mà cơ thể tiết ra. 

Yêu dưới nước có 'sướng' như bạn tưởng? - Ảnh 2
Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh phụ khoa chỉ vì 1 lần "đổi gió". (Ảnh: wikihow)

Bạn vẫn sẽ mang thai như thường

Bạn cho rằng "yêu" dưới nước khó mang thai? Thực tế, nước không thể ngăn tinh tr.ùng phóng vào âm đ.ạo. Ở trong bồn tắm nước nóng hơn 30 phút, lượng tinh tr.ùng của nam giới sẽ giảm nhưng vẫn có thể phóng 200-500 triệu tinh binh khỏe mạnh và chỉ cần một “chiến binh” tiếp cận với trứng là đủ.

Lúc này, các phương thức phòng tránh thai cũng phức tạp hơn so với khi “yêu” trong môi trường khô ráo. Bạn có thể điểm qua một số điểm bất lợi trong việc phòng tránh thai khi “yêu” dưới nước:

- Chưa có loại "áo mưa" nào được khẳng định là an toàn khi dùng trong nước. Muối trong nước biển sẽ không làm hỏng "áo mưa", tuy nhiên, những hóa chất trong hồ bơi và bồn tắm có khả năng khiến “áo mưa” bị thủng. 

Yêu dưới nước có 'sướng' như bạn tưởng? - Ảnh 3
Các loại áo mưa đều không hẳn an toàn trong môi trường ẩm ướt. (Ảnh: wikihow)

- "Áo mưa" làm từ nhựa latex ngăn ngừa hiệu quả quá trình thụ thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình d.ục. Tuy nhiên, tác dụng này không phát huy dưới nước vì “áo mưa” dễ tuột.

- Biện pháp tránh thai như đặt vòng, dùng thuốc tránh thai, thắt ống dẫn trứng giúp ngừa thai nhưng không ngăn được bệnh lây qua đường tình d.ục.

- Chất diệt tinh trùng dạng kem, bọt hoặc mỡ sẽ bị rửa trôi hoặc giảm hiệu quả đáng kể khi nước xâm nhập.

- Miếng xốp tránh thai được đưa vào bên trong âm đ.ạo cũng không an toàn vì nước có thể làm giảm khả năng diệt tinh tr.ùng.

- Màng ngăn âm đ.ạo hoặc mũ chụp cổ tử cung có thể lệch khỏi vị trí, bị rửa trôi lượng chất diệt tinh tr.ùng cần thiết. 

Giải pháp an toàn nếu muốn thử “yêu” dưới nước

Hãy dùng "áo mưa" dành cho nữ. Đây là phương pháp tránh thai và ngừa bệnh lây lan qua đường tình d.ục đáng tin cậy. Do được thiết kế để đặt sâu trong âm đ.ạo nên nó khó tuột khi nước tác động. Mặt khác, loại này được làm từ nhựa nhiệt dẻo polyurethane chứ không phải nhựa latex. Vì vậy, các chất bôi trơn gốc dầu hay hóa chất không thể làm thủng nó.

Yêu dưới nước có 'sướng' như bạn tưởng? - Ảnh 4
"Áo mưa" cho nữ là một giải pháp chữa cháy trong tình huống này. (Ảnh: wikihow)

Điều này không có nghĩa "áo mưa" dành cho nam giới làm từ nhựa polyurethane cũng có độ đáng tin cậy trong môi trường nước. Nghiên cứu cho thấy "áo mưa" dành cho nam làm từ polyurethane có nguy cơ bị rách cao hơn loại làm từ nhựa latex.

Lưu ý:

- Bạn nên mang b.ao c.ao su nữ trước khi xuống nước để tăng hiệu quả ngừa thai. Nếu vẫn chưa an tâm, bạn chỉ nên thực hiện màn dạo đầu dưới nước và di chuyển đến nơi khô ráo khi chính thức “lâm trận”.

- Lau dọn, khử trùng phòng tắm sạch sẽ, cẩn thận. Nhằm tránh trơn trượt, bạn hãy đầu tư thêm thanh vịn và khăn lót dưới sàn để giúp đứng vững.

- Nếu ở biển, hãy đảm bảo sóng nước không quá mạnh và bạn đang đứng vững trên nền cát chắc chắn. 

Theo Tiếp Thị Gia Đình

 

                            

TIN MỚI NHẤT