Tác dụng của rượu gấc với sức khỏe và làm đẹp

Sống khỏe 22/10/2019 17:12

Hạt gấc còn được gọi với tên gọi khác là mộc miết tử. Hạt gấc khi được đem ngâm rượu mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe và làn da. Cùng tìm hiểu những tác dụng của rượu gấc trong bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của rượu gấc với sức khỏe con người

Gấc là loại quả rất quen thuộc với mỗi người trong chúng ta, thường được dùng nhiều trong nấu ăn và làm thuốc. Không chỉ lấy phần thịt trong quả mà ngay cả hạt gấc cũng được tận dụng để ngâm rượu. Và khi nhắc đến tác dụng của rượu gấc với sức khỏe con người, người ta có thể kể đến như: trị thấp khớp, chữa đau lưng, nhức mỏi….

Gac la loai qua rat quen thuoc voi moi nguoi trong chung ta
Gấc là loại quả rất quen thuộc với mỗi người trong chúng ta - Ảnh minh họa: Internet

Sở dĩ hạt gấc có tác dụng tốt cho sức khỏe là bởi trong hạt có chứa 55,3% lipit béo, 16,6% protit (đạm), 6% nước, 11,7% chất khoáng, 2,9% chất vô cơ… và rất nhiều những thành phần mang giá trị dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hạt gấc còn có chứa một lượng các invedaxa và men photphotoba,… là những chất rất có lợi cho sức khỏe con người.

Hạt gấc ngâm rượu chữa được bệnh gì

Vậy cụ thể tác dụng của hạt gấc ngâm rượu mang đến cho con người? Tùy thuộc vào mục đích, cách sử dụng mà rượu gấc sẽ có những tác dụng khác nhau. Trong đó, có thể kể đến những tác dụng của rượu gấc như:

Sát trùng vết thương

Nếu bạn gặp vấn đề về vết thương hở như đứt tay, ngã chảy máu hoặc côn trùng cắn đốt, thì sử dụng rượu gấc sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc làm lành vết thương. Trong rượu hạt gấc có tính sát khuẩn, trị vết thương cực hiệu quả. Thực hiện bôi rượu vào vết thương nhiều lần trong ngày, liên tục trong 4 ngày vết thương sẽ khỏi hẳn.

Ruou gac giup sat trung vet thuong 2
Rượu gấc giúp sát trùng vết thương - Ảnh minh họa: Internet

Chữa chứng đau nhức, chảy máu răng

Nếu gặp tình trạng sưng, viêm nướu răng, bạn có thể ngậm một ngụm rượu hạt gấc để giảm ê buốt, đau nhức răng. Rượu hạt gấc còn được sử dụng trong trường hợp như chảy máu chân răng trong miệng, đau họng,…cũng mang lại kết quả tương tự.

Chữa đau khớp và bong gân

Đây chính là một trong những hiệu quả phổ biến nhất khi nhắc đến khi nói về tác dụng của rượu gấc. Trên thực tế, rượu hạt gấc được nhiều người dùng để bôi vào những vùng xương khớp bị đau, viêm hay sái khớp, bị bong gân... Bôi, xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bị đau thường xuyên sẽ giúp giảm cơn đau và khỏi hẳn.

Trị tụ máu khi bị chấn thương

Tác dụng của rượu gấc bên cạnh chữa đau nhức khớp còn được biết đến với khả năng trị tụ máu tuyệt vời. Dân gian xưa thường lấy rượu hạt gấc để bôi vào những chỗ bị chấn thương dẫn tới việc tụ máu để giúp loại bỏ tình trạng này rất hiệu quả.

Ruou hat gac dung de tri tu mau bam 2
Rượu hạt gấc dùng để trị tụ máu bầm - Ảnh minh họa: Internet

Giúp ức chế căn bệnh trĩ

Theo y học cổ truyền, nhân của hạt gấc có tính ổn, vị đắng, hơi độc khi được đi vào 2 kinh can (gan), đại tràng sẽ giúp làm tiêu thũng, mụn nhọt, sát trùng và làm sạch khu vực bị trĩ, làm ức chế sự phát triển của các búi trĩ. Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy rượu gấc thoa hoặc đắp vào hậu môn rồi để qua đêm sẽ có tác dụng ức chế sự “hoành hành” của trĩ.

Rượu hạt gấc chữa chai chân

Nếu bạn bị hiện tượng chai chân, hãy áp dụng lấy rượu gấc (lấy cả hạt) bọc thuốc vào túi nilon, dán kín miệng, sau đó khoét 1 lỗ nhỏ vừa bằng vùng chân bị chai và áp thuốc vào. Cứ dùng liên tục 2 ngày thì lại thay một lần, liên tục trong suốt 7 ngày thì chỗ chai sẽ rụng.

Nhiều người vẫn thường thắc mắc liệu rượu hạt gấc có uống được không? Thực tế, rượu hạt gấc có thể uống được bình thường nhưng nhiều người thường dùng để ngâm và bôi ngoài da, xoa bóp nhiều hơn.

Công dụng trong làm đẹp của rượu gấc

Có tác dụng với sức khỏe, vậy rượu gấc làm đẹp có mang đến kết quả khả quan cho người dùng? Trong làm đẹp, tác dụng của rượu gấc có thể kể đến đó là:

Dưỡng da

Trong hạt gấc có chứa nhiều vitamin A giúp tái tạo làn da, co da mịn và khỏe mạnh, tăng cường độ đàn hồi và độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, chất Lycopen có trong hạt gấc còn có tác dụng chống lão hóa tốt, vitamin E tự nhiên giúp hỗ trợ làm đẹp da.

Trong hat gac co chua nhieu vitamin A giup tai tao lan da 3
Trong hạt gấc có chứa nhiều vitamin A giúp tái tạo làn da - Ảnh minh họa: Internet

Trị nám

Lượng lycopen chứa trong hạt gấc được biết đến là thần dược làm đẹp có tác dụng làm giảm hắc sắc tố, chăm sóc da, làm mờ các vết tàn nhang, vết nám. Bạn có thể ăn trực tiếp màng ngoài của hạt gấc để trị nám da hoặc có thể dùng đắp mặt nạ bằng tinh dầu gấc cũng sẽ mang kết quả tương tự.

Cách ngâm rượu hạt gấc để xoa bóp

Để làm rượu hạt gấc chữa bệnh, bạn có thể áp dụng theo cách làm sau:

Nguyên liệu:

  • Hạt gấc: 40 hạt gấc (còn nguyên màng)
  • Rượu: 500ml rượu trắng (hoặc rượu nếp)

Thực hiện:

Hạt gấc lấy đốt vỏ ngoài cho cháy thành than, lấy phần nhân bên trong có màu vàng, tiếp tục cho vào trong cối và giã nhỏ. Sau khi hạt giã nhỏ thì cho rượu vào ngâm, đậy kín lại và dự trữ để sử dụng dần.

Hat gac lay dot vo ngoai cho chay thanh than
Hạt gấc lấy đốt vỏ ngoài cho cháy thành than - Ảnh minh họa: Internet

Rượu hạt gấc ngâm bao lâu thì dùng được? Thông thường khoảng 120 phút sau khi ngâm là có thể đem ra sử dụng. Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì càng phát huy hiệu quả cao hơn.

Tác dụng của rượu gừng nghệ hạt gấc hạ thổ

Theo chuyên gia, trong gừng có chứa nhiều gingerol, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Gừng còn có tính nóng, tạo nhiệt lượng khi tiếp xúc cùng với da, làm tăng quá trình phân hủy mỡ, tiêu hao mỡ thừa, giúp tăng độ đàn hồi của da. Rượu là chất xúc tác giúp gừng nghệ gấc được hấp thụ vào da nhanh hơn, tăng cường hiệu quả làm tan mỡ bụng và mỡ đùi sau sinh. giúp cơ thể được thư giãn, da đàn hồi, tiêu mỡ, kháng viêm. Hạt gấc khi ngâm cùng rượu và gừng nghệ sẽ giúp tăng độ hấp thu cho da. Hơn nữa, hạt gấc cũng có tác dụng làm trắng da, mịn da, mờ vết rạn, nám.

Ruou gung nghe hat gac con giup san phu tranh duoc chung phong thap
Rượu gừng nghệ hạt gấc còn giúp sản phụ tránh được chứng phong thấp - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, nghệ cũng được biết đến là chất chống oxy hóa giúp dưỡng trắng da, làm mờ nám và các đốm đen, giảm thâm sạm sau sinh, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng cho da. Nếu có thêm vào hạt gấc thì sẽ giúp da mịn màng hơn, nhanh chóng làm mờ vết rạn.

Ngoài ra, công dụng của rượu gừng nghệ hạt gấc còn giúp sản phụ tránh được chứng phong thấp, tay chân tê buốt, rùng mình, nổi da gà về sau. Có thể nói đây là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn dành cho bà mẹ sau sinh.

Cách làm rượu gừng nghệ hạt gấc hạ thổ

  • Bước 1: Chuẩn bị Gừng – Gấc – Nghệ theo tỉ lệ 1:1:1
  • Bước 2: Gừng, nghệ rửa sạch và giã nhỏ, hạt gấc đem rang thơm rồi đập dập. Sau đó cho tất cả nguyên liệu sơ chế được cho vào trong hũ thủy tinh. Tiếp đó cho rượu vào, đem ngâm.
  • Bước 3: Khi ngâm xong, đưa hụ thủy tinh ủ dưới đất hoặc trong bóng tối. Hạ thổ trong khoảng 3 tháng 10 ngày là có thể mang ra dùng được. Lưu ý, rượu được càng ngâm lâu thì càng mang đến công dụng tốt hơn.

Những lưu ý khi dùng hạt gấc để ngâm rượu

Hạt gấc tuy mang nhiều giá trị cho chữa bệnh nhưng để tác dụng của rượu gấc trong điều trị bệnh mang đến hiệu quả cao, cần chú ý những vấn đề khi dùng hạt gấc:

Trong hạt gấc có 4 loại acid độc, nếu dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên dùng rượu hạt gấc để bôi bên ngoài da không dùng bôi vào vết thương hở, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống rượu hạt gấc để chữa bệnh.

Không lạm dụng hạt gấc bởi trong hạt gấc có tính độc, nên dùng khoảng 2 – 4g hạt gấc/ngày và nên rang/ nướng chín trước khi sử dụng.

Không nên bỏ phần màng đỏ xung quanh hạt gấc. Nhiều người thường có thói quen bỏ phần màng bao quanh hạt gấc khi ăn, tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy lượng vitamin A trong màng đỏ của hạt rất cao, giúp tăng thị lực, trị bệnh khô mắt rất hiệu quả.

Có thể nói, hạt gấc và tác dụng của rượu gấc là một vị thuốc vô cùng hiệu quả với sức khỏe và làm đẹp nhưng lại rất rẻ tiền. Vì thế, để chăm sóc và phòng bệnh cho gia đình, hãy ngâm sẵn bình rượu hạt gấc ở trong nhà để sử dụng khi cần nhé.

Công dụng của trái gấc nhiều vô số không nên bỏ lỡ!

Công dụng của trái gấc vì sao được xem là thần dược? Mọi nghi vấn sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.

TIN MỚI NHẤT