Suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước để 'chữa' COVID-19: Bao nhiêu là quá nhiều?

Sống khỏe 04/01/2021 11:20

Một người đàn ông ở Anh đã suýt mất mạng vì uống tới 5 lít nước mỗi ngày sau khi cho rằng mình đã nhiễm COVID-19.

Theo Dailymail, anh Luke Williamson (34 tuổi) là một công chức ở Bristol, Anh.

Sau khi nghi ngờ bản thân có các triệu chứng nhiễm COVID-19, anh được bác sĩ khuyến nghị uống 2 lít nước mỗi ngày.

Song vì muốn loại bỏ triệu chứng của COVID-19 nhanh hơn, anh bắt đầu uống 4-5 lít nước mỗi ngày, gấp đôi lượng nước khuyến cáo.

Tuy nhiên việc uống quá nhiều nước khiến anh Williamson bị ngộ độc nước, nồng độ natri trong cơ thể giảm xuống mức nguy hiểm, khiến anh ngã quỵ trong nhà tắm.

May mắn, anh Williamson được đưa đi cấp cứu kịp thời và chỉ phải ở trong phòng Chăm sóc Tích cực 2-3 ngày, sau đó được xuất viện.

Suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước để 'chữa' COVID-19: Bao nhiêu là quá nhiều? - Ảnh 1

Anh Luke Williamson suýt mất mạng vì uống tới 5 lít nước/ngày

Tầm quan trọng của nước với cơ thể

Nước là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Khoảng 60% cơ thể bạn được tạo thành từ nước. Vì vậy, chúng ta cần phải uống đủ nước trong một ngày để các chức năng bên trong cơ thể vận hành trơn tru.

Nước mang chất dinh dưỡng đến các tế bào, loại bỏ độc tố, điều chỉnh nhiệt độ và cho phép cơ thể hấp thụ và đồng hóa các khoáng chất, vitamin, axit amin, glucose và các chất khác.

Một người bình thường nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối.

Bao nhiêu là quá nhiều?

Suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước để 'chữa' COVID-19: Bao nhiêu là quá nhiều? - Ảnh 2

Mặc dù tất cả chúng ta đều cần nhiều nước để duy trì sức khỏe tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Vậy bao nhiêu nước là quá nhiều? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe và tuổi tác của bạn.

Khi bạn uống nhiều nước, thận của bạn có thể dễ dàng đào thải chất dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng của chúng ta cũng có những hạn chế riêng. Thận chỉ có thể bài tiết khoảng 1 lít/giờ. Vì vậy, tốc độ uống nước của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng.

Nếu bạn uống quá nhiều và quá nhanh, thận của bạn sẽ bị quá tải và không thể thực hiện nhiệm vụ của chúng.

Uống 3-4 lít nước trong thời gian ngắn dễ dẫn đến hạ natri máu - tình trạng giảm nồng độ natri trong cơ thể.

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành như sau:

Đối với nam giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày.

Đối với nữ giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước?

Suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước để 'chữa' COVID-19: Bao nhiêu là quá nhiều? - Ảnh 3

Uống quá nhiều nước dẫn đến hạ natri máu và trong trường hợp xấu nhất sẽ dẫn tới ngộ độc nước.

Natri đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Natri giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp và điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Nồng độ natri trong máu bình thường là từ 135 đến 145 mEq/L. Hạ natri máu xảy ra khi natri trong máu giảm xuống dưới 135 mEq/L.

Uống quá nhiều nước có thể làm mất cân bằng tỷ lệ chất điện giải trong cơ thể. Mức natri trong cơ thể thấp có thể dẫn đến hạ natri máu và các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, suy nhược, đi không vững, khó chịu, lú lẫn và co giật.

Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị ngộ độc nước. Trong tình trạng này, mức natri trong cơ thể xuống quá thấp, không thể điều chỉnh sự cân bằng của chất lỏng trong tế bào và gây phù não.

Tùy theo mức độ biến chứng, ngộ độc nước có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong.

Mỗi ngày có một khung giờ dễ bị đột quỵ nhất, người Việt rất nên bỏ gấp 3 thói quen này để bảo vệ cơ thể

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ đột quỵ đang có xu hướng gia tăng vì thế chủ động bổ sung kiến thức về căn bệnh này sẽ khiến bạn tự bảo vệ mình và người thân tốt hơn.

TIN MỚI NHẤT