Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - đừng xem nhẹ

Sống khỏe 14/10/2019 11:49

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Một trong những biến chứng nghiêm trọng là có thể gây tử vong. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp có lây không? làm sao để phòng bệnh? Cùng tìm hiểu nhé.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là gì

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng các đường hô hấp gồm mũi, xoang, họng, yết hầu và thanh quản bị viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan thuộc những hô hấp này. Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp nhiều hơn so với bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Dù là căn bệnh khá phổ biến thế nhưng cũng không nên xem nhẹ bởi trên thực tế, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên xảy ra ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề về sau, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng các đường hô hấp bị viêm nhiễm
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là tình trạng các đường hô hấp bị viêm nhiễm - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên

Một trong những biểu hiện thường gặp nhất đó là sốt, trẻ em thường bị sốt cao và thành từng cơn, thân nhiệt tăng cao có thể lên đến 39 – 40 độ C, kèm theo đó là những triệu chứng như: viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng, đau ngứa và kèm theo chảy nước mắt,... Thông thường những triệu chứng này sẽ được cải thiện sau từ 1 tuần đến 10 ngày, trẻ sẽ hồi phục.

Trẻ có hiện tượng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên quấy khóc về đêm. Trẻ có biểu hiện khó thở, tuy khó thở là triệu chứng ít gặp nhưng nếu đã gặp thì thường là dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng, nếu không chữa trị bệnh có thể sẽ chuyển thành viêm đường hô hấp trên mạn tính.

Trẻ có hiện tượng biếng ăn, thường xuyên quấy khóc
Trẻ có hiện tượng biếng ăn, thường xuyên quấy khóc - Ảnh minh họa: Internet

Ho cũng là biểu hiện của hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, sổ mũi, chảy dịch nhiều, ho thành cơn, ho khan, ho có đờm…. khi thấy trẻ có những triệu chứng này đừng nên xem thường và phải tìm cách chữa trị ngay tránh để tình trạng kéo dài sẽ gây nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ, đặc biệt nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh không được xử trí đúng, kịp thời sẽ gây ra nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một trong những biến thể nguy hiểm của bệnh này chính là tử vong do bị đồng nhiễm với đường hô hấp dưới, tự làm nặng lẫn nhau.

Do vậy, dù là bệnh thông thường như cảm lạnh thì có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ. Trường hợp viêm đường hô hấp trên ở thể nặng, do vi khuẩn gây ra sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm não, viêm cầu thận, thấp khớp cấp….

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, đặc biệt khi đưa trẻ ra ngoài buổi tối hoặc vào buổi sáng sớm, nên giữ ấm những vùng quan trọng của cơ thể như bàn chân, ngực, đầu, cổ.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ duy trì đến 2 tuổi
  • Cho bé ăn dặm đúng thời điểm, chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Cho bé uống nhiều nước, bổ sung đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Tiêm chủng đầy đủ cho bé
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý
  • Không cho trẻ dùng thức ăn hay đồ uống quá lạnh
  • Không tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, bụi, giữ nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng
  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người, nhất là trong mùa dịch bệnh
  • Khi trẻ có biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên nên đưa trẻ đến tư vấn bác sĩ kịp thời
Giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý vệ sinh mũi của trẻ
Giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý vệ sinh mũi của trẻ - Ảnh minh hoạ: Internet

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Điều trị cùng với thuốc

Nếu chọn phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ chủ yếu sử dụng những loại thuốc giảm ho, chống viêm,... Bạn cần lưu ý không nên tự mua thuốc mà nên dùng thuốc theo tình trạng của bệnh và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Với những trường hợp tìm ra căn nguyên gây bệnh là do virus gây ra thì sẽ điều trị những triệu chứng bằng các loại thuốc vừa kể trên. Còn trong trường hợp bị viêm đường hô hấp trên là do vi khuẩn gây nên, có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo phác thảo của bác sĩ.

Điều trị không dùng thuốc

Với trẻ có biểu hiện bị ngạt, chảy nước mũi

  • Lau và làm thông thoáng vùng mũi bằng khăn mềm
  • Dùng loại nước muối sinh lý nhỏ vào 2 bên mũi, sau đó lấy dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi (lưu ý không dùng miệng để hút vì miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn). Cuối cùng dùng tăm bông làm khô mũi.
  • Nên làm thông mũi của bé trước khi cho ăn hoặc bú, như thế mới tránh bé bị nôn khi ăn
  • Không lạm dụng nước muối sinh lý quá nhiều vì có thể dễ gây teo niêm mạc mũi
  • Đặt bé nằm cao đầu hay bế ở tư thế đứng song song với mẹ.
  • Giữ ấm cho bé vào mùa lạnh, vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh những nơi ẩm thấp.

Với trẻ có hiện tượng sốt cao

Nếu trẻ sốt ở nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C, hãy để bé nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát và cho bé uống nhiều nước, lau mát vùng trán, bẹn, nách bằng nước ấm, liên tục đo nhiệt độ cơ thể của trẻ (cứ 30 phút đo 1 lần).

Với trẻ bị sốt trên 38.5 độ, tiếp tục lau mát vùng trán, bẹn, nách với nước ấm. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Cứ sau khoảng 4 - 6 tiếng có thể sử dụng tiếp thuốc hạ sốt nếu thấy nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn nằm ở mức trên 38.5 độ C.

Có thể kết hợp cho trẻ tắm nước ấm để hạ nhiệt độ, tránh tình trạng co giật khi bị sốt quá cao. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé liên tục (cứ 30 phút - 1h kiểm tra lại 1 lần).

Liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ
Liên tục kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Với trẻ gặp các triệu chứng ho

Triệu chứng ho ở trẻ hầu hết là do nhiễm khuẩn hô hấp trên gây ra. Ho do nhiễm khuẩn chủ yếu là do tình trạng tăng tiết gây nhiều đờm hay co thắt đường hô hấp trên. Phụ huynh có thể dùng thuốc để giảm ho cho trẻ, tuy nhiên nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ uống chút mật ong pha loãng hay quất hấp với đường kính và cho bé nhấp miệng cũng có tác dụng giảm ho rất hiệu quả. Ngoài ra, về chế độ dinh dưỡng của trẻ, phụ huynh chú ý nên bổ sung những loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ như: gạo, thịt nạc, trứng, đậu đỗ, rau xanh, cá hồi….

Có thể cho trẻ uống chút mật ong pha loãng để kháng viêm
Có thể cho trẻ uống chút mật ong pha loãng để kháng viêm - Ảnh minh họa: Internet 

Với trẻ có biểu hiện bị nôn

Khi bé có triệu chứng bị nôn, bạn hãy cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, làm sạch những chất nôn nằm ở miệng, họng hoặc mũi. Nếu trẻ bị nôn có kèm theo nhiều biểu hiện khác như mắt trũng, mệt li bì thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám để có thể sớm tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời cho bé.

Nên đưa trẻ đến bác sĩ khám nếu thấy có dấu hiệu bệnh nặng
Nên đưa trẻ đến bác sĩ khám nếu thấy có dấu hiệu bệnh nặng - Ảnh minh hoạ: Internet

Nhiều người trong chúng ta vẫn lo lắng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em liệu có nguy hiểm không? Như đã nói ở trên, đây là một trong những bệnh thông khá phổ biến và thường là lành tính. Tuy nhiên, cũng không nên xem nhẹ mà ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh thì nên xem xét tình trạng bệnh và sớm đưa đến các cơ sở y tế chữa trị cho bé trước khi bệnh chuyển sang những biến thể nguy hiểm hơn.

Ăn loại ốc này vào mùa thu đông không chỉ ngon mà còn chữa được vô số bệnh hay ho thế này!

Ốc nhồi được Đông y chọn làm nguyên liệu thuốc cực hay ho. Vào giai đoạn thời tiết se lạnh, loại ốc này có thể chế biến thành món ăn phát huy khả năng chữa bệnh cực tốt.

TIN MỚI NHẤT