Nắm rõ dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ, giảm hơn 50% nguy cơ tử vong

Sống khỏe 11/03/2018 16:22

Sớm nhận biết dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ không chỉ cứu sống bệnh nhân mà còn hạn chế được tối đa những di chứng về sau.

Các chuyên gia cho biết đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng thường gặp hơn.

Theo các thống kê, số bệnh nhân đột quỵ đang gia tăng trong những năm gần đây. Ngoài ra, đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau tim mạch và bệnh ung thư.

Nắm rõ dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ, giảm hơn 50% nguy cơ tử vong - Ảnh 1
Đột quỵ diễn ra bất ngờ và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Chính vì thế, việc sớm nhận biết những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi tay tử thần và có tỉ lệ hồi phục cao hơn.

Dấu hiệu và cách sơ cứu người đột quỵ ai cũng nên biết

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

- Nhức đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng và khả năng phối hợp vận động, thậm chí là hôn mê.

Nắm rõ dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ, giảm hơn 50% nguy cơ tử vong - Ảnh 2
Nếu phát hiện có người bị đột quỵ nên nhanh chóng gọi cấp cứu - Ảnh minh họa: Internet

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

- Không nói được hoặc khó khăn trong việc nói hay hiểu ngôn ngữ.

- Miệng bệnh nhân lệch sang một bên và không thể điều khiển cơ mặt.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách, an toàn

Trong thời gian đợi nhân viên y tế đến, bạn hãy xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ. Bởi "thời gian vàng" để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian có tỷ lệ điều trị thành công và ít để lại di chứng nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành một vài bước sơ cứu sau đây:

- Nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu, kê gối cao khoảng 30 - 40 độ. Chú ý việc nâng đỡ người bị đột quỵ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập.

- Nếu bệnh nhân bị co giật, phải nhanh chóng dùng một chiếc đũa bọc khăn xung quanh đặt ngang miệng để tránh trường hợp cắn vào lưỡi.

- Cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo để đảm bảo lượng oxy cung cấp cho tim và não.

Một số điều cần phải tránh

- Không chờ đợi các triệu chứng đột quỵ qua đi.

- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để tránh bị trào ngược vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Tuyệt đối không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân hay cạo gió.

- Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc vì có thể phản tác dụng gây chết người.

Biết được những dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ ở trên, hy vọng bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân và những người thân xung quanh.

Đừng dại mà tắm vào những thời điểm này kẻo đột quỵ lúc nào không hay

Có những thời điểm khi tắm sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến đột quỵ tử vong, bạn tuyệt đối không được chủ quan.

TIN MỚI NHẤT