Mẹo nhỏ giúp trị viêm lỗ chân lông ở chân

Sống khỏe 03/03/2020 17:51

Viêm lỗ chân lông ở chân là một trong những bệnh ngoài da thường gặp do bị viêm nhiễm ở các nang lông. Bệnh có thể xuất hiện ở một vùng da nhỏ hoặc cũng có thể lan ra các vùng da xung quanh.

Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông ở chân là hiện tượng viêm lông ở một hay nhiều nang lông trên hầu hết vùng da nào ở cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tình trạng này gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên, người trẻ, thông thường viêm lỗ chân lông ở chân nặng là do bị nhiễm vi khuẩn hoặc do nấm. Ban đầu khi khởi phát, bệnh trông giống những búi nhỏ có màu đỏ hay bị mụn nhọt đầu trắng mọc ở xung quanh nang. Sau đó, vị trí nhiễm trùng này có thể lan rộng, biến thành các vết loét và gây khó chịu cho người mắc phải.

Viem lo chan long la hien tuong viem long o mot hay nhieu nang long tren da 1
Viêm lỗ chân lông là hiện tượng viêm lông ở một hay nhiều nang lông trên da - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân, hay lỗ chân lông ở chân bị thâm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy, đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Nếu gặp nhiễm trùng nặng, có thể sẽ gây tóc rụng vĩnh viễn, để lại sẹo. Trường hợp nhẹ, bệnh sẽ được chữa khỏi bằng các biện pháp chăm sóc cơ bản. Một số trường hợp nghiêm trọng hoặc bệnh có dấu hiệu tái phát, người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu và dùng thuốc theo chỉ định.

Nguyên nhân viêm lỗ chân lông

Tình trạng viêm lỗ chân lông thông thường được cho là do bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus Aureus hoặc là do tụ cầu khuẩn. Tuy vậy, đôi khi người bị viêm nang lông là do bị nhiễm nấm, virus hoặc những chấn thương vật lý ngoài da, gây ra viêm, sưng lỗ chân lông. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Dùng dao cạo râu chưa được vệ sinh kỹ
  • Quần áo mặc quá chật, gây ma sát vào da
  • Lông bị mọc ngược do dùng nhiều sản phẩm tẩy lông
  • Thường xuyên bị đổ mồ hôi, sử dụng sản phẩm làm kích thích nang lông
  • Sử dụng sản phẩm gây ra bí tắt ở da
  • Có bệnh lý về da: mụn trứng cá, bệnh viêm da
  • Làn da tổn thương, xuất hiện những vết cắt, vết cắn côn trùng
  • Nhiễm trùng vùng da do vi khuẩn
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
Viem lo chan long la do nhiem vi khuan Staphylococcus Aureus 2
Viêm lỗ chân lông là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus Aureus - Ảnh minh họa: Internet

Những trường hợp viêm lỗ chân lông ở chân phổ biến

Tình trạng bị viêm lỗ chân lông có nhiều biến thể và xuất hiện với những triệu chứng gần giống nhau. Các dạng bị viêm nang lông phổ biến gồm:

Viêm do tụ cầu khuẩn

Đây là dạng viêm được xếp vào hàng phổ biến nhất. Bệnh thường xuất hiện khi da nhiễm vi khuẩn, cụ thể là tụ cầu khuẩn. Dấu hiệu để nhận biết bao gồm thấy da có những nốt mụn nước bị sưng, ngứa, có màu trắng và chứa mủ bên trong da. Vi khuẩn có thể tồn tại trên da hoặc xâm nhập thông qua vết thương hở vào cơ thể, vết cắt hay vết đốt côn trùng. Ngoài ra, sử dụng chung dao cạo với người bị nhiễm tụ cầu khuẩn cũng có thể khiến cho bạn bị nhiễm khuẩn trên da.

Viêm do tắm bồn nước nóng

Viêm lỗ chân lông ở chân cũng có thể là do bồn nước nóng (có tên gọi là Hot Tub Folliculitis), đây là triệu chứng của người bệnh nhiễm vi khuẩn khi dùng bồn nước nóng hay bể nước nóng. Hầu hết, trong những bồn nước không làm sạch đúng cách sẽ tồn tại loại vi khuẩn Pseudomonas. Các vi khuẩn này sẽ tấn công lên bề mặt da, gây ra viêm nang lông. Bệnh sẽ có những vết sưng ngứa, đỏ, nổi mụn nước có chứa mủ. Những dấu hiệu này thường xuất hiện vài ngày sau khi dùng bồn nước nóng có chứa vi khuẩn.

Bon nuoc khong lam sach dung cach se ton tai loai vi khuan gay viem nang long 3
Bồn nước không làm sạch đúng cách sẽ tồn tại loại vi khuẩn gây viêm nang lông - Ảnh minh họa: Internet

Viêm do ảnh hưởng nấm

Nấm men hay những loại nấm khác cũng có thể gây ra chứng viêm nang lông ở chân. Các triệu chứng thường gặp là da có mụn mủ đỏ, ngứa ngáy khắp cơ thể, gồm cả mặt, cổ. Việc bị nhiễm trùng nấm thường gây ra viêm lỗ chân lông ở vùng lưng, chân và dẫn đến viêm nang lông mãn tính. Điều này có nghĩa là dạng viêm này có thể sẽ không điều trị được hoặc sau điều trị cũng sẽ có nguy cơ tái phát trở lại rất cao.

Viêm do lông mọc ngược

Lông mọc ngược là dạng bị kích ứng da khiến cho lông không mọc được bình thường. Tình trạng này gây ra tắc lỗ chân lông gây ra viêm, nổi mụn nước vùng nang lông. Thông thường, lông mọc ngược phổ biến ở những người có tóc, lông xoăn tự nhiên hay cạo lông quá ngắn. Bệnh phổ biến ở mặt, cổ, nách.

Viêm do thuốc

Trong một vài trường hợp, việc dùng thuốc thường xuyên có thể sẽ gây ra tắt và bị viêm lỗ chân lông. Dù tỷ lệ này không cao nhưng những loại thuốc có nguy cơ gây viêm nang lông gồm: Steroid, Liti Carbonat, Isoniazid, những loại thuốc chống động kinh…

Viec dung thuoc thuong xuyen co the se gay ra tat va bi viem lo chan long 4
Việc dùng thuốc thường xuyên có thể sẽ gây ra tắt và bị viêm lỗ chân lông - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu của bệnh viêm nang lông

Trong hầu hết mọi trường hợp, trong giai đoạn đầu tiên của bệnh sẽ có những biểu hiện tương tự như chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Những nốt mẩn có hình dạng như da gà, có màu đỏ, màu vàng cánh gián hay trắng như mụn mủ. Theo thời gian, những nốt mụn này sẽ phát triển và lây lan đến những vùng da lân cận, hình thành vùng viêm nang lông. Bệnh có ảnh hưởng đến một hay nhiều nang lông. Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Xuất hiện vết sưng nhỏ, có màu đỏ trên da
  • Nổi mụn đầu trắng
  • Xuất hiện những nốt mụn lớn có chứa nhiều mủ
  • Da có dấu hiệu bị viêm, đỏ, rát, ngứa hay châm chích, có cảm giác đau ở da

Biện pháp giúp cải thiện viêm lỗ chân lông

Để có thể điều trị, cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân cũng như các triệu chứng liên quan. Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ tại nhà sau:

  • Chườm ấm để làm giảm cảm giác bị ngứa, rút mủ khỏi nang lông. Người mắc bệnh chỉ cần ngâm vải vào trong nước ấm, vắt ráo nước, nhẹ nhàng chườm lên da trong khoảng 20 phút. Lặp lại vài lần để cải thiện làn da.
  • Chú ý chăm sóc và vệ sinh da bằng xà phòng, nước ấm nhằm ngăn ngừa da bị nhiễm trùng. Dùng khăn sạch lau khô da đang bị viêm nhiễm. Ngoài ra, hãy giặt sạch, làm khô các loại khăn sử dụng hàng ngày, tránh giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Tắm với bột yến mạch hoặc Baking Soda để cải thiện triệu chứng viêm lỗ chân lông ở chân. Lau khô da ngay sau khi tắm, giặt khăn để tránh nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để giảm nguy cơ làn da tiếp xúc với những loại hóa chất, sản phẩm gây ra kích ứng ở da.
  • Khi cạo râu hay tẩy lông trên cơ thể, nên sử dụng các chất bôi trơn để tránh gây ra tổn thương trên da. Thêm vào đó, hãy giữ sạch lưỡi dao cạo, không dùng chung với người khác.
Chuom am de lam giam cam giac bi ngua 5
Chườm ấm để làm giảm cảm giác bị ngứa - Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi bị viêm lỗ chân lông ở chân

Hầu hết bệnh viêm nang lông thường không gây lây nhiễm. Tuy vậy, trong một vài trường hợp, do một vài tác nhân truyền nhiễm (nước trong bồn tắm nóng) cũng có thể sẽ khiến cho vi khuẩn di chuyển và gây viêm lỗ chân lông. Ngoài ra, để tránh bệnh có thể lây qua:

  • Tránh tiếp xúc da trực tiếp
  • Không dùng chung dao cạo râu, khăn tắm
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng riêng
  • Ngoài ra, viêm lỗ chân lông ở chân có thể lây sang bộ phận khác trên cơ thể. Chính việc gãi khi cảm thấy ngứa sẽ làm tổn thương da, khi chạm vào bộ phận khác gây lây lan vi khuẩn, viêm nang lông. Vì thế, hạn chế chạm vào vùng da bị tổn thương.
Khong dung chung dao cao rau khan tam 6
Không dùng chung dao cạo râu, khăn tắm - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân cũng như một số mẹo nhỏ khắc phục tình trạng này tại nhà. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể sẽ lấy một mẫu da nhỏ ở người bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi. Việc này sẽ kiểm tra được loại vi khuẩn, nấm gây viêm từ đó sẽ có hướng xử lý và điều trị kịp thời dành cho người bệnh.

Những dấu hiệu băng huyết sau sinh không nên xem nhẹ

Hiện tượng băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng có thể xảy ra với thai phụ sau sinh. Vậy đâu là những dấu hiệu băng huyết sau sinh? Cách khắc phục như thế nào? Trường hợp thai phụ đẻ mổ có bị băng huyết không? Cùng tìm hiểu nhé.

TIN MỚI NHẤT