Làm sao khi thấy hiện tượng răng sữa mọc lệch ở trẻ nhỏ?

Sống khỏe 30/12/2019 14:33

Tình trạng răng sữa mọc lệch, không thẳng hàng thường là do hàm nhỏ so với răng, hay do tác động từ bên ngoài như viêm nướu sâu răng,...làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của răng.

Hiện tượng trẻ mọc răng sữa bị lệch

Khi răng sữa mọc lệch sẽ có hiện tượng lung lay, sắp gãy cũng là lúc răng vĩnh viễn sẽ chuẩn bị mọc. Ở một vài trường hợp, răng sữa bị gãy đã lâu nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc gây ra hiện tượng thiếu răng. Tuy vậy, cũng có một vài trường hợp răng vĩnh viễn mọc nhưng răng sữa chưa rụng làm cho răng vĩnh viễn thiếu đi không gian phát triển, khi đó, răng vĩnh viễn buộc mọc lệch khỏi quỹ đạo để có thể phát triển như bình thường. Đây là nguyên nhân làm răng bị mọc lệch, và cũng giải thích cho việc nhiều người thường mọc răng khểnh. Nếu quá nhiều răng mọc lệch sẽ làm cho trẻ bị thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng nhai, chăm sóc răng.

Nhieu rang moc lech se lam cho tre bi thieu tu tin trong giao tiep 1
Nhiều răng mọc lệch sẽ làm cho trẻ bị thiếu tự tin trong giao tiếp - Ảnh minh họa: Internet

Qua đó có thể thấy, răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mỗi người trong những năm tháng đầu đời. Hầu hết các trường hợp răng sữa đều mọc đúng vị trí nhưng có một vài trường hợp răng sữa lại bị mọc lệch khiến cho không ít bậc phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân răng sữa mọc lệch, hiện tượng phổ biến nhất là răng sữa mọc lệch vào trong thường là do thói quen xấu ngay từ nhỏ, trẻ hay có tật mút tay, nằm sấp hoặc do di truyền...

Vai trò của răng sữa trong toàn hàm

Răng sữa hàm dưới là những chiếc răng sữa đầu tiên trong đời của bé, khi trẻ khoảng 6-8 tháng tuổi, có một số bé sẽ mọc răng chậm hơn, khoảng tháng 10 và 11. Số lượng răng sữa vừa đủ là 20 cái (với 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới), khi trẻ được khoảng 2 - 3 tuổi, mỗi hàm sẽ gồm 2 răng cửa ở giữa, 2 răng cửa ở bên, 2 răng hàm nhỏ, 2 răng nanh và 2 răng hàm lớn. Có thể nói, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển những năm đầu đời của bé. Răng sữa đảm nhận những vai trò như:

  • Chức năng tiêu hoá thức ăn: khi bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, ngoài sữa, trẻ sẽ được cung cấp dinh dưỡng bằng những loại thức ăn cứng khó tiêu hóa hơn. Răng sữa có vai trò nghiền thức ăn, giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn
  • Giúp cho xương hàm phát triển: nhờ có răng sữa, trẻ có thể cắn, nhai thức ăn, từ đó làm cơ hàm phát triển được bình thường.
  • Hỗ trợ khả năng phát âm: nếu như răng sữa mọc lệch, hỏng và phải nhổ, có thể làm cho trẻ bị nói ngọng.
Rang cua ham duoi la nhung chiec rang sua dau tien trong doi cua be 2
Răng cửa hàm dưới là những chiếc răng sữa đầu tiên trong đời của bé - Ảnh minh họa: Internet

Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng đến sự phát triển của răng khác?

Khi răng sữa mới mọc lên, đôi khi sẽ có hiện tượng răng sữa bị mọc lệch. Khi thấy tình trạng này ở trẻ, phụ huynh không nên quá lo lắng mà muốn thay răng sữa mọc lệch bởi răng sữa của trẻ chỉ trong giai đoạn mới bắt đầu mọc, sẽ vẫn có nhiều thay đổi vị trí sau này.

Vị trí mọc răng sữa tùy thuộc vào vị trí nằm mầm răng ban đầu. Có thể là do mầm răng của trẻ nằm lệch ra ngoài đôi chút, do vậy khi mọc ra răng sẽ hơi lệch ra ngoài. Sau thời gian, những răng khác mọc dần lên sẽ đẩy răng lệch trở về vị trí phù hợp.

Rang sua chi mang tinh chat dinh huong du bao rang vinh vien 6
Răng sữa chỉ mang tính chất định hướng, dự báo răng vĩnh viễn - Ảnh minh họa: Internet

Răng sữa thực tế chỉ mang tính chất định hướng, dự báo răng vĩnh viễn, và không phải răng sữa mọc như thế nào thì răng vĩnh viễn cũng mọc y như vậy. Vì thế, việc răng sữa mọc lệch khi còn nhỏ vẫn có thể điều chỉnh, khắc phục mà không phải nhổ bỏ đi khi chưa lung lay.

Cách khắc phục răng sữa mọc lệch

Việc răng sữa mọc lệch ở trẻ vẫn có thể khắc phục được tuy nhiên không nên vì thế mà phụ huynh chủ quan, không chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Để khắc phục tình trạng bé thay răng sữa mọc lệch, phụ huynh có thể áp dụng một vài gợi ý sau:

Cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ bắt đầu nhú lên, phụ huynh cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng khăn gạc mềm, nên tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ vào mỗi buổi sáng sớm và ngay sau các bữa ăn. Sau khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ uống nước ngay để nước làm rửa trôi thức ăn, giúp sạch răng, sạch họng phòng ngừa được chứng viêm họng ở trẻ. Khi trẻ bước vào độ tuổi từ 2 - 3 tuổi, phụ huynh nên tập cho trẻ chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày, đó là buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ. Lưu ý nên cho bé được chải răng với kem chứa Fluor, ngừa sâu răng.

Phu huynh nen tap cho tre chai rang dung cach 3
Phụ huynh nên tập cho trẻ chải răng đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách

Trẻ còn nhỏ thường không ý thức được việc chải răng thế nào là đúng. Vì thế, phụ huynh nên chú ý hướng dẫn cho trẻ để bé có thể chải răng đúng cách. Những ngày đầu, hãy hướng dẫn trẻ chải răng bằng cách đánh nghiêng bàn chải để cho lông bàn chải ép lên lợi và răng, rung nhẹ cho lông bàn chải từ từ len lỏi vào kẽ răng, sau đó di chuyển hết mặt ngoài răng theo chiều lên và xuống.

Với phần mặt trong của răng, làm tương tự như mặt ngoài, chú ý để cho bàn chải theo chiều thẳng đứng, di chuyển lên xuống cho đến khi hết mặt trong răng. Với phần mặt nhai, để lông bàn chải thẳng trên mặt nhai, chải theo chiều ngang với từng đoạn ngắn.

Không nên cho trẻ ăn đêm và nhiều kẹo ngọt

Đồ ngọt, ăn đêm đều không tốt cho sự phát triển cho hàm răng của bé. Với trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng, phụ huynh không nên cho trẻ ngủ khi còn ngậm bình sữa, nước hoa quả hay vẫn còn mút kẹo ngọt. Nếu bé có thói quen uống sữa vào đêm thì sau khi uống sữa, mẹ cần phải cho trẻ uống nước lọc để làm sạch khoang miệng.

Do ngot an dem deu khong tot cho su phat trien cho ham rang cua be 4
Đồ ngọt, ăn đêm đều không tốt cho sự phát triển cho hàm răng của bé - Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường vitamin D cho trẻ

Để giúp sự phát triển xương khớp của trẻ tốt hơn cũng như khắc phục răng sữa mọc lệch, hãy chú trọng bổ sung và tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm, sữa có chứa nhiều vitamin, canxi, protein, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin D để giúp hấp thụ canxi tốt nhất, giúp cho hàm răng trẻ chắc khỏe hơn.

Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ

Với những trẻ đã sún răng, tình trạng răng sữa bị lung lay sớm, phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám ở những trung tâm, chuyên khoa răng hàm mặt tại những bệnh viện uy tín để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, đưa ra những biện pháp cần thiết, từ đó khắc phục được hiện tượng răng mọc chen chúc, mọc lệch,… Nên đăng ký theo dõi quá trình mọc răng của trẻ tại các trung tâm nha khoa. Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của hiện tượng răng mọc không đúng vị trí nào, nên báo ngay với bác sĩ để có biện pháp kịp thời khắc phục. Thông thường, nên cho trẻ đi khám răng định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần để kiểm tra, vệ sinh răng cho trẻ, phát hiện sớm bệnh lý về răng miệng.

>>> Xem thêm:

- Những kiểu răng mọc lệch hàm trên thường gặp nguyên nhân và cách xử lý

Can dua tre den tham kham o nhung trung tam chuyen khoa rang ham mat 5
Cần đưa trẻ đến thăm khám ở những trung tâm, chuyên khoa răng hàm mặt - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng răng sữa mọc lệch ở trẻ nhỏ. Có thể nói, đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ trong những giai đoạn đầu đời, do khi đó trẻ không tự ý thức được việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chăm sóc răng miệng. Thêm nữa, một số phụ huynh lại xem nhẹ việc mọc răng ở trẻ cho đến khi thấy hậu quả nghiêm trọng mới bắt đầu đưa trẻ đi thăm khám, lúc này việc chữa trị đã trở nên khó khăn hơn.

Vì thế, dù răng sữa mang tính chất định hướng cho răng vĩnh viễn thì trong quá trình trẻ mọc răng, phụ huynh cũng nên lưu ý chăm sóc, hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận để tránh những hậu quả sau này.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - đừng xem nhẹ

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Một trong những biến chứng nghiêm trọng là có thể gây tử vong. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp có lây không? làm sao để phòng bệnh? Cùng tìm hiểu nhé.

TIN MỚI NHẤT